Phòng bệnh tiêu chảy trong dịp hè

Mùa hè là dịp thuận lợi để các vi khuẩn phát triển, cũng là thời điểm bùng nổ các bệnh về tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy.

Vậy phải xử lý như thế nào khi gặp tình trạng tiêu chảy cấp?

Nguyên nhân và triệu chứng

Mùa hè nắng nóng nên các loại thức ăn thường dễ bị lên men, ôi thiu, nhiễm khuẩn. Chưa kể đến các loại thực phẩm như rau củ quả vào mùa hè cũng rất nhiều, trong đó không tránh khỏi có loại sử dụng đến chất kích thích, phân bón hóa học. Do vậy, ngộ độc thực phẩm hay tiêu chảy cấp rất dễ xảy ra.

Tùy thuộc vào mức độ mà sẽ có triệu chứng tiêu chảy nhiều hơn hay nôn nhiều hơn. Khoảng 1h sau khi ăn, người bệnh sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn, bụng quặn đau từng cơn, tiêu chảy, có thể kèm sốt, lưỡi bẩn, môi khô.

tieu-chay-01

Thời điểm hè rất dễ bùng phát các bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy

Nếu ngộ độc thực phẩm, cần cố gắng nôn hết thức ăn ra ngoài, uống oresol bù lại lượng muối và nước bị mất. Nặng hơn phải đi cấp cứu ngay, không dùng các loại thuốc cầm tiêu hảy vì cơ thể phải thải hết độc ra ngoài.

Phương pháp phòng bệnh

Ăn chín uống sôi là tiêu chí hàng đầu. Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay bằng xà phòng. Các loại thực phẩm phải được bảo quản cẩn thận, nơi thoáng mát, không có ruồi, gián, bụi. Các chất thải cần được xử lý gọn gàng, đảm bảo vệ sinh chung.

Khi bị chứng đầy bụng khó tiêu (do thừa axit dịch vị) có thể dùng các thuốc: simelox, maalox, gasvicon, phosphalugel. Để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn có thể dùng men vi sinh hoặc men tiêu hóa (có sự chỉ định của bác sĩ).

Trẻ em cần giữ vệ sinh thân thể, tập thói quen rửa tay trước khi ăn, không bò trên sàn nhà hoặc ngậm đồ chơi, ngậm tay. Các mẹ cũng nên lưu ý rửa tay kỹ bằng xà phong sau khi thay tã, bỉm cho con. Nếu có điều kiện, hãy cho con uống vắc xin phòng rotavirus.

tieu-chay-02

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là biện pháp phòng tránh tiêu chảy hiệu quả

Xử lý khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn: khi nôn ít, dưới 6 lần/ngày có thể uống chậm từng thìa oresol, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu (cháo, súp). Không dùng nước có ga vì sẽ mất nước nhiều hơn. Bổ sung muối và nước (có thể tới các cơ sở y tế để truyền dịch).

Có thể dùng kháng sinh trimoxazol trị tiêu chảy cấp do vi khuẩn.

Tiêu chảy do virus: trẻ em rất thường mắc tiêu chảy cấp do rotavirus (người lớn cũng mắc nhưng nhẹ hơn). Triệu chứng là nôn, tiêu chảy (sau khi nôn 6-12h). Ngày đầu nôn rất nhiều, sau bị tiêu chảy nên nôn giảm. Phân toàn nước, không có máu. Sử dụng kháng sinh không tác dụng. Nếu nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 3-7 ngày, hoặc có thể điều trị tại nhà bằng cách bù nước và điện giải.

Bổ sung nước bằng cách uống oresol, nước đun sôi để nguội, ăn nhiều nước canh rau, nước khoáng không ga. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức làm bệnh nặng hơn. Theo dõi tần suất đi ngoài, lưu ý các biểu hiện mất nước. Không uống thuốc cầm tiêu chảy vì nó ảnh hưởng đến nhu động ruột, làm liệt ruột, phân không thể thải ra ngoài, ứ đọng phân gây tắc ruột, trướng bụng, thủng ruột.

Theo SKĐS

Add Comment