Khá nhiều người thường gặp phải tình trạng tiêu chảy, có 2 dạng là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách để điều trị và khắc phục.
Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính
Tình trạng tiêu chảy được gọi là mạn tính khi người bị tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, dai dẳng, có đợt tạm ngưng nhưng sau đó lại tái phát. Các biểu hiện tiêu chảy mạn tính thường thấy là: Phân lỏng, không quá nhiều nước, có khi phân sền sệt…
Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này:
Hội chứng ruột kích thích: do phân đi qua đại tràng quá nhanh
Các bệnh truyền nhiễm: do sự suy giảm của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mạn tính đường ruột gây nên tiêu chảy kéo dài, ví dụ như AIDS.
Vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non: Vi khuẩn có thể lây lan từ đại tràng vào ruột non, vi khuẩn đó cùng với thức ăn không được ruột non hấp thụ cùng với nước rồi bài tiết ra ngoài gây tiêu chảy.
Sau nhiễm bệnh: do các virus cấp tính, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, một số bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính.
Bệnh viêm ruột: tiêu chảy mạn tính xuất hiện khi người bệnh mắc viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh viêm ruột non, ruột kết, ung thư đại tràng,…
Kém hấp thu đường: do người mắc có cơ địa kém hấp thu hoặc không có khả năng tiêu hóa đường dẫn tới tiêu chảy.
Kém hấp thu chất béo: Không có khả năng tiêu thụ hoặc hấp thu chất béo do tuyến tụy làm giảm men tiêu hóa của niêm mạc ruột non
Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy mạn tính.
Các bước chuẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến hiện nay được sử dụng là xét nghiệm bạch cầu và máu trong phân, nội soi đại tràng, sinh thiết, chụp x-quang, nội soi dạ dày tá tràng (sau khi đã loại trừ những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính, rối loạn men lactose, tiền sử mổ cắt dạ dày, cắt ruột non, nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc và loại trừ bệnh hệ thống). Nếu có tổn thương rõ ràng như ung thư, viêm loét đại tràng thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo nguyên nhân cụ thể.
- Nếu kết quả chụp nội soi, x-quang bình thường, trong phân không có máu và bạch cầu thì tiếp tục xét nghiêm các thành phần khác như mỡ, chất điện giải.
- Nếu trong phân có mỡ thì đó có thể là do bệnh rối loạn hấp thu, viêm tụy mạn tính và nhiễm trùng đường ruột. Nếu phân không có mỡ thì có thể là do thiếu men lactose, do tác dụng phụ của thuốc sorbitol và thuốc nhuận tràng khác.
- Nếu khối lượng phân bình thường, có thể gặp trong các bệnh hội chứng ruột kích thích , tiêu chảy giả tạo.
- Nếu nhiều phân, trên 1000g thì do tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.
Phòng và điều trị tiêu chảy mạn tính
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng mà điều trị.
Với trẻ lớn và người trưởng thành, nếu bị tiêu chảy thì cần bổ sung nước thường xuyên, đặc biệt là oresol. Nếu là trẻ còn đang bú mẹ thì cần cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Không nên nhịn ăn khi bị tiêu chảy vì sẽ khiến cơ thể vừa thiếu nước, vừa thiếu dinh dưỡng. Cần tránh các loại nước ngọt, nước giải khát đóng chai sẵn, nước ép trái cây quá ngọt vì nó có thể làm cho hiện tượng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Cùng với đó cần có biện pháp vệ sinh cá nhận và vệ sinh môi trường sạch sẽ như:
- – Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- – Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không đi bừa bãi, nên có nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn.
- – Hạn chế tập trung ăn uống đông người
- – Tránh xa những vùng đang có dịch.
Về chế độ ăn uống:
- – Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn tái, ăn sống
- – Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- – Sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn cũng như sinh hoạt.
- – Chế biến và bảo quản thức ăn đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý có tác dụng khá lớn trong việc điều trị bệnh. Đối với từng nguyên nhân gây bệnh cần có chế độ ăn kiêng phù hợp song có một số lưu ý chung cho tất cả các trường hợp:
- – Hạn chế ăn thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm nhiều đường, sữa.
- – Chỉ nên ăn loại thực phẩm phù hợp với cơ địa của mình, không làm cho tình trạng tiêu chảy nặng thêm, không bị khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
- Theo chuabenh.info