Dấu hiệu nhận biết bị bệnh đường ruột

Khi đường ruột có dấu hiệu bị tổn thương hoặc bị viêm nhiễm sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả và ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, vì đường ruột là bộ phận giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất.

Dấu hiệu nhận biết bị bệnh đường ruột (1) Đi đại tiện nhiều lần là dấu hiệu bệnh đường ruột

Vì vậy, cần có biện pháp kịp thời để chữa trị các bệnh đường ruột ngay khi phát hiện ra. Để nhận biết dấu hiện bị bệnh đường ruột, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng dưới đây:

Triệu chứng ban đầu, không ăn hoặc không uống quá nhiều vào bữa tối, nhưng buổi sáng hôm sau vẫn có các biểu hiện:

– Cảm thấy khó tiêu, ợ hơi nóng

– Bị đầy hơi

– Đi đại tiện ít

– Đau bụng khi ăn hoặc khi đi đại tiện

– Đau các khớp, bị căng cơ

– Bị táo bón

– Bị tiêu chảy

– Thường xuyên nôn mửa

– Ợ hơi, trào ngược, ngứa cổ hay viêm họng

– Phân có lẫn máu

Các vẫn đề sức khỏe ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:

Nếu đường ruột liên tục lên tiếng cảnh báo, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề: có thể hệ miễn dịch phản ứng khác thường, mất cân bằng oxy, tích trữ các tế bào axit béo, kháng insulin. Nếu có biểu hiện tăng cân bất thường, khi đó có thể cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng vẫn tăng cân.

Các vấn đề về hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch giảm dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài và dễ dẫn đến các bệnh đường ruột.

Dị ứng hoặc nhạy cảm với một số thực phẩm: các loại thực phẩm có chứa gluten, Monosodium glutamate (MSG), các chế phẩm từ sữa và trứng. Nếu ăn những thực phẩm này quá mức sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về chất trong cơ thể. Hoặc với những người không sản xuất ra loại enzyme để tiêu thụ loại đường lactose có trong sữa. Khi đó việc tiêu thụ các loại thực phẩm có thành phần này sẽ dẫn đến hiện tượng tăng cân bất thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng kháng gluten vốn là nguyên nhân của căn bệnh rối loạn hệ tự miễn sau đó.

Dấu hiệu nhận biết bị bệnh đường ruột (2)

Sự viêm nhiễm ở thành ruột: Điều này dẫn đến hội chứng rò ruột, ruột dễ bị kích ứng (IBS) và bệnh viêm túi thừa thực quản. Nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa chính là do sự thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến cơ chế chuyển hóa chất dinh dưỡng của ruột bị mất cân bằng.

Trong dạ dày của chúng ta không chỉ tồn tại các lợi khuẩn hoạt động như một bộ phận cơ thể mà còn có các hại khuẩn. Chế độ ăn giàu carbonhydrate với đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn và các men trong đường ruột phát triển mạnh. Chúng là tác nhân gây ra nhiễm trùng men đường ruột, ruột dễ bị kích ứng và viêm khớp dạng thấp. Đó là lý do tại sao cần bổ sung thực phẩm có chứa probiotic sau khi điều trị bằng kháng sinh để tăng cường hại khuẩn.

Tổng hợp

Add Comment