Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế đã xảy ra với nhiều người, mỗi khi lo lắng, căng thẳng là lại bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, trướng bụng, tiêu chảy. Tưởng như không có gì liên quan, nhưng tình trạng này lại rất khó chữa và tỉ lệ mắc càng ngày càng gia tăng.
“Bắt bệnh”
Hiện tượng nói trên là đặc trưng điển hình, dễ thấy nhất của hội chứng ruột kích thích (tên khoa học là IBS) hay còn gọi là bệnh đại tràng co thắt .
Đau bụng, trướng bụng là triệu chứng điển hình của bệnh đại tràng co thắt
Những triệu chứng hay gặp của bệnh là: đau quặn hoặc đau âm ỉ quanh bụng; chướng hơi, sôi bụng nhiều; hay đi đại tiện,… Những triệu chứng trên thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng nhưng với người bị đại tràng co thắt khi đi khám sẽ thấy các kết quả nội soi, siêu âm… đều ghi là “bình thường”. Với bệnh này, bạn sẽ thấy một điều đặc biệt, đó là mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ bệnh hay tái phát hoặc có xu hướng tăng nặng hơn. Đó là do có một mối liên quan đặc biệt giữa tâm lý và triệu chứng của bệnh…
Thực tế, khi bạn có vấn đề về tâm lý, việc ăn uống bị ảnh hưởng rất nhiều, bạn có thể ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, có thể ăn nhanh hoặc chậm,… từ đó gây ảnh hưởng tới tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa có vấn đề, hoạt động co bóp để đẩy chất thải ra ngoài của ruột sẽ không còn diễn ra bình thường nữa. Ruột co bóp ít khiến thức ăn bị lưu giữ trong đường ruột lâu, nước bị thẩm thấu hết khiến phân quá khô và gây ra táo bón, ngược lại khi ruột co bóp quá nhiều khiến phân bị đẩy ra ngoài quá sớm khi chưa được hấp thu bớt nước và muối khoáng sẽ gây ra tiêu chảy.
Ai hay mắc bệnh này?
Theo thống kê thì ở Việt Nam, đối tượng dễ mắc đại tràng co thắt là ở độ tuổi 30-39 và 50-59, phụ nữ mắc nhiều gấp 2 lần nam giới.
Dễ thấy đây là lứa tuổi phải lo toan, vất vả nhiều vì sự nghiệp, gia đình (30-39), lo lắng căng thẳng ở giai đoạn về già (50-59), phụ nữ thì phải lo lắng nhiều “việc không tên” hơn nam giới: việc cơ quan, việc nhà, con cái, đối nội, đối ngoại, rồi lo lắng về sắc đẹp, … nên tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn hẳn.
Thống kê cũng cho thấy, sinh viên đại học cũng chiếm 14% số người mắc đại tràng co thắt do những áp lực thi cử, học hành.
Bớt phiền não lo âu, bớt co thắt đại tràng!
Bác sỹ luôn khuyên bệnh nhân mắc đại tràng co thắt việc đầu tiên cần làm là bớt lo lắng, căng thẳng đi, sống vui vẻ, lạc quan hơn. Giảm stress chính là cách giảm các triệu chứng của bệnh. Đại tràng co thắt không phải là bệnh viêm đại tràng nên những sản phẩm dành cho bệnh đại tràng hiện nay sẽ hiệu quả với bạn, vì ngoài việc ổn định đường ruột thì còn phải tác động lên yếu tố thần kinh. Do đó, để hỗ trợ, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích.
Theo alobacsi