Xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà đúng cách

Ngộ độc thực phẩm thường do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nếu không nhận biết và lý đúng cách, kịp thời có thể gây hại đến tính mạng.

Ngộ độc thực phẩm có thể chia thành 2 loại:

  • Ngộ độc cấp tính: phát tác ngay sau khi ăn. Những biểu hiện thường thấy là: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài liên tục… Dạng này ngộ độc thực phẩm này nếu không cấp cứu kịp thời, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
  • Ngộ độc mãn tính: không phát tác ngay sau khi ăn và không có dấu hiệu rõ ràng. Người mắc không có dự báo về việc ngộ độc này khiến chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dàu có thể dẫn đến ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà

Biểu hiện ngộ độc trước 6h sau khi ăn

Trường hợp này cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết tất cả thức ăn đã ăn vào bằng cách: uống nước muối, uống nước mùn thớt, dùng lông gà ngoáy họng, hoặc kích thích nôn bằng cách móc họng.

Chú ý khi gây nôn bằng cách móc họng cho trẻ nhỏ, cần tránh làm xây xát. Không được để béo nằm ngửa, vì khi nôn ra có thể gây sặc lên mũi, chất nôn xuống phổi dễ gây tử vong. Nên để đầu trẻ thấp, nằm nghiêng đầu sang một bên, để đảm bảo nôn ra an toàn. Trong toàn bộ quá trình, cần chuẩn bị sẵn khăn sạch để lau ngay sau khi trẻ nôn.

ngo-doc-thuc-pham-2

 

Xử lý ngộ độc thực phẩm bằng móc họng cho trẻ em cần đặc biệt lưu ý, tránh gây tổn thương đến họng trẻ

Ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h

Trong trường hợp này, chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, cần xử lý ngay bằng cách:

  • Dùng chất trung hòa: Cho người bị ngộ độc uống dung dịch axit nhẹ như: dấm, nước quả chua nếu chất gây độc là chất kiềm. Dùng những chất có tính kiềm như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml, nếu bị ngộ độc do axit. Chú ý, không được dùng thuốc muối, vì chúng làm hình thành CO2 có thể làm thủng dạ dày với những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
  • Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn cản sự hấp thu chất độc của dạ dày và ruột. Đó là những rất dễ kiếm như: bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…
  • Dùng chất kết tủa trong trường hợp bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…): lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfatngo-doc-thuc-pham-1Tất cả các trường hợp ngộ độc thực phẩm, sau khi sơ cứu tại nhà, cần phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những cách sơ chế ban đầu, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng, đối với tất cả các trường hợp ngộ độc thực phẩm, cần phải đưa người bệnh tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ cấp cứu, điều trị kịp thời.

Ngày nay, vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa tất cả mọi người. Vì vậy để bảo vệ chính mình và gia đình, người tiêu dùng cần thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, không nên quá tham rẻ mà mua thực phẩm không đảm bảo. Đặc biệt, thói quen ăn uống vỉa hè cũng nên hạn chế, bởi không ai biết được đằng sau những món ăn thơm ngon hấp dẫn đó là những “bẩn thỉu” kinh khủng đến thế nào. Phòng bệnh, hơn chữa bệnh – đó là lời khuyên tất cả chúng ta nên nằm lòng.

Add Comment