Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày là một loại ung thư phổ biến về đường tiêu hóa. Đây là bệnh với tỉ lệ tử vong cao đứng thứ 2 sau bệnh ung thư phổi, với khoảng 800.000 ca mỗi năm. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Ung thư dạ dày có chữa được không?

 Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân sống được thêm 5 năm. Còn nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa cho bệnh nhân sống thêm 5 năm là 84% và 10 năm là 64%. Như vậy ung thư dạ dày nếu phát hiện và điều trị sớm có thể chữa được và sống được trên 10 năm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, tỉ lệ gặp ở nam cao gấp 2 lần so với nữ. Ung thư dạ dày chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến chiếm 95% số trường hợp. Ngoài ra còn gặp ung thư tế bào vảy, u lympho, u carcinoid.

Cho tới nay vi khuẩn HP được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Nhưng không phải ai nhiễm HP cũng bị ung thư dạ dày, bởi tỷ lệ người có HP và chuyển hóa thành ung thư dạ dày chỉ chiếm khoảng 1% số người có HP.

Có rất nhiều yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Một số người tin rằng đó là do vi khuẩn HP, một số thì cho rằng do yếu tố di truyền, do hóa chất, ô nhiễm môi trường, đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh, do thói quen sinh hoạt, những món ăn muối chua, nhiều nitrate… Bằng việc loại trừ các yếu tố này, càng nhiều càng tốt, người ta tin rằng ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng tránh, hoặc ít nhất cũng có thể giảm thiểu tới mức tối đa.

Tiến triển của bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ di căn khá cao: khoảng 80 – 90% trường hợp bị ung thư dạ dày xuất hiện tình trạng di căn. Tế bào di căn theo tĩnh mạch, bạch mạch đến ruột, lá lách, gan…

Những biến chứng của bệnh ung thư dạ dày như: chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, di căn vào gan, phổi, thực quản… Người bệnh thường tử vong do sức khỏe suy yếu hoặc do bị một số di chứng trên.

Nếu không áp dụng phương pháp phẫu thuật, thì tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 100%. Và trong số những người không điều trị bằng phẫu thuật, chỉ có 2% sống được trên 5 năm từ khi phát hiện bệnh.

Còn trong trường hợp người bệnh không thực hiện điều trị ung thư dạ dày bằng bất cứ phương pháp nào thì tỉ lệ sống trên 6 tháng là khoảng 65% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và dưới 15% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Vậy bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay trên thế giới với tỉ lệ tử vong cao đứng thứ 2 sau bệnh ung thư phổi, chính vì thế khi chẳng may mắc phải căn bệnh này sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy lo lắng và dự cảm một kết thúc không có hậu.

Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà chúng ta có thể biết được rằng ung thư dạ dày có chữa được không, và mất bao lâu để chữa.

Với những người ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm và chữa trị phù hợp thì tỉ lệ thành công và bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 5 năm lên đến 90% và 10 năm là 70% vì thế việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Ở giai đoạn đầu, có thể là giai đoạn 0 hoặc giai đoạn I xuất hiện các tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày, nhưng cấu trúc của niêm mạc chưa bị đảo lộn. Bác sĩ có thể điều trị bằng cách cắt phần dạ dày bị ung thư qua nội soi để loại bỏ những khối u có kích thước dưới 2cm (vì tế bào ung thư chưa di căn hạch mà chỉ lưu trú ở lớp niêm mạc dạ dày) rồi kết hợp với việc điều trị bằng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất có thể chữa khỏi và khắc phục căn bệnh quái ác này.

Còn với những trường hợp phát hiện ung thư dạ dày muộn thì phải áp dụng 3 phương pháp trị liệu: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để điều trị bệnh nhưng lúc này thì kết quả không được khả quan vì khối u lớn, lan rộng và tế bào ung thư đã đi căn lăn ra các bộ phận của cơ thể. Vì vậy, tỷ lệ chữa được cho bệnh nhân kéo dài thêm 5 năm tuổi thọ nữa cao nhất chỉ chiếm 17%.

 

Add Comment