Tiêu hóa kém khiến trẻ thấp còi

Có nhiều trẻ sơ sinh bé thường gặp phải các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, biếng ăn dẫn đến tình trạng nhẹ cân, thấp còi. Vậy mẹ nên làm gì để chăm sóc con?

Để trẻ phát triển khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, trẻ cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Tiêu hóa kém khiến trẻ thấp còi 1

Con ăn mãi vẫn còi

Bé chỉ có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, mẹ cần cung cấp cho con đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo rằng các dưỡng chất đó được hấp thụ đủ vào cơ thể con. Điều này đồng nghĩa với việc khi chăm sóc bé, mẹ cần chắc chắn rằng hệ tiêu hóa của con luôn trong tình trạng “hoạt động” tốt.

Các nghiên cứu khoa học và thực tế đã chứng minh, dinh dưỡng chiếm 32% sức ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu bé được ăn đúng, ăn chuẩn, hấp thu tốt dinh dưỡng thì chắc chắn sẽ cao lớn khỏe mạnh. Vậy, hệ tiêu hóa ảnh hưởng thế nào lên hệ miễn dịch của trẻ?

Các hạch bạch huyết trên thành ruột có nhiệm vụ “tạo ra ” các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Khi ruột khỏe mạnh, hạch bạch huyết mới đủ sức để giúp tế bào miễn dịch hoạt động tốt, giúp gia tăng sức đề kháng lên đến 80%.

Tiêu hóa kém khiến trẻ thấp còi 2

Cho bé ăn thức ăn mềm để tiêu hóa tốt

Với sự phát triển của trí não thì sao? Hệ tiêu hóa có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành trí não của trẻ nhờ trực tiếp cung cấp những dưỡng chất giúp não bộ phát triển, ví dụ như DHA, Omega 3, acid folic, kẽm, calci, sắt,… Không chỉ vậy, giữa não bộ và hệ tiêu hóa còn có quan hệ mật thiết thông qua trục não, giúp 2 bộ phận này cùng nhau “ phát triển ”.

 Để con có hệ tiêu hóa tốt, ngay từ khi còn là bào thai mẹ hãy chuẩn bị cho con điều kiện dinh dưỡng tốt nhất:

–  Trong thời kỳ mang thai mẹ cần ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất và đa dạng khẩu phần ăn, tránh tiếp xúc với những thứ độc hại như khói thuốc lá, chất kích thích.

–  Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú ít dần đến 24 tháng tuổi. Nếu vì lý do nào đó mẹ ít sữa, hoặc  không có sữa thì nên tìm loại sữa phù hợp nhất cho bé.

–  Bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi, hãy tập cho bé ăn dặm từ bột ngọt với  lượng ít, pha loãng rồi đặc dần, sau đó mới chuyển sang bột mặn. Mẹ lưu ý không cần thiết phải quá kiêng cữ các loại thức ăn như  hải sản, trứng,… trong giai đoạn tập ăn dặm này nhằm cho trẻ được cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng.

–  Mẹ nhớ đảm bảo nguyên tắc vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

–  Đặc biệt mẹ đừng quên tiêm chủng đầy đủ cho bé, nhất là các loại vaccine phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột.

Theo suckhoedoisong

Add Comment