5 Thủ phạm gây hại cho hệ tiêu hóa

Thực phẩm hữu cơ được xem là tốt cho sức khỏe. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, có một số chất trong thực phẩm này có nguy cơ làm hệ tiêu hóa bị tổn hại.

  1. Chất đạm trong lúa mì

Với một số nước, lúa mì là loại ngũ cốc hàng đầu, được sử dụng trong hầu hết các bữa ăn. Nhưng khoảng thời gian gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng lúa mì không hề thân thiện như vẫn tưởng, đặc biệt với những người khó hấp thu gluten (chất đạm chủ yếu trong lúa mì).

Nguyên nhân là do vi khuẩn trong đường ruột của người không thể tiêu hóa được gluten. Khi nó không được tiêu hóa, sẽ đọng lại và mục ruỗng, tạo ra khí độc làm tổn thương niêm mạc đường ruột. Lâu dần, hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các loại thức ăn khác. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng xấu tới các chức năng khác của cơ thể như: sản xuất hormone, thanh lọc độc tố.

duong-tieu-hoa-01

Lúa mì cũng là nguyên nhân gây tổn hại đường tiêu hóa

Hiện có thể dùng yến mạch, dừa, hạnh nhân, kiều mạch, kê, lúa gạo, ngô để thay thế cho lúa mì. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý hạn chế dùng các loại ngũ cốc dạng bột.

  1. Khi chưa lên men, đỗ tương không có lợi

Đậu tương (đậu nành) là loại thực phẩm rất được ưa chuộng bởi nó rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu tương là tác nhân phá hoại nội tiết, trục trặc hormone, thách thức tuyến giáp, làm biến chứng sinh sản và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Các nhà khoa học cho biết, đậu tương đã được biến đổi gen, không có lợi cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, lại có nhiều nghiên cứu dịch tễ cho rằng, đậu tương làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Thực ra, cả hai kết luận trái chiều này đều tương đối có lý. Vì đậu tương có khả năng ngăn ngừa ung thư, tốt cho sức khỏe là đậu tương đã được lên men, được chế biến. Còn đậu tương có tác động tiêu cực đến sức khỏe là đậu tương nguyên hạt.

  1. Nấm ký sinh trên đậu phộng gây bệnh

Lớp vỏ lạc xốp, mềm có chứa nấm ký sinh. Khi củ lạc còn nằm dưới đất, loại nấm này đã sản sinh ra aflatoxin, có nguy cơ gây ung thư. Loại chất này thường nằm trên hạt lạc đang phát triển.

Khi ăn lạc sống trong khoảng thời gian dài, nấm ký sinh trên vỏ sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Do vậy, khi lựa chọn lạc đã chế biến cũng cần hết sức cẩn trọng. Nên bảo quản sản phẩm trong tủ lạnh để tránh sự phát triển của nấm ký sinh.

duong-tieu-hoa-02

Trên vỏ đậu phộng (lạc) thường có nấm ký sinh gây hại cho đường tiêu hóa

  1. Ðường tự nhiên trong sữa bò

Sữa bò nguyên chất có chứa đường lactose. Nhưng có rất nhiều người không tiêu hóa được loại đường này, đặc biệt là những người bị nhiễm nấm candida. Do đó khi uống sữa sẽ có ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa. Ngoài ra, dư lượng thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng hay hóa chất trong sữa bò cũng là một mối nguy hại.

Người ta có thể sử dụng sữa tiệt trùng để thay thế, tuy nhiên, trong sữa tiệt trùng lại không có vi khuẩn và enzyme có lợi, dồi dào như sữa nguyên chất. Vì vậy, nên lựa chọn sử dụng các loại chế phẩm từ sữa nguyên chất, vừa giúp đảm bảo cung cấp các enzyme, vừa hạn chế được lượng đường khó hấp thu.

  1. Thịt lợn khó tiêu cho hệ tiêu hóa ở người

Hệ tiêu hóa ở lợn làm việc rất nhanh nên không có thời gian thải độc từ các loại thức ăn. Lợn cũng không có tuyến mồ hôi nên không thể loại được độc tố ra ngoài. Cho nên, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể lợn là không ít. Do đó, khi ăn thịt lợn sẽ cảm thấy khó hấp thu hơn.

Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, gen người và lợn có cấu trúc hơi giống nhau nên khi sử dụng thịt lợn thì sẽ dễ biến chứng tiêu hóa hơn. Nên thay vì ăn thịt lợn, có thể chuyển sang thịt gà tây, thịt bò nuôi hữu cơ.

Theo T.E.T

Add Comment