Táo bón là bệnh lý phổ biến, nhưng từ độ tuổi trung niên trở đi tỷ lệ bị táo bón cao hơn. Nếu quá 3 ngày mới đi đại tiện, có các cơn đau quặn bụng, phân rắn và đi ngoài phải rặn có nghĩa là bạn bị táo bón.
Người già có nguy cơ bị táo bón cao
Càng về già hệ tiêu hóa của chúng ta càng suy giảm nghiêm trọng, chính vì vậy những người cao tuổi không ăn được nhiều. Nếu ăn nhiều thịt, cá, các thực phẩm nhiều chất sẽ thấy óc ách, khó tiêu, thậm chí dẫn đến đầy bụng hoặc tiêu chảy do chức năng tiêu hóa hoạt động không còn hiệu quả nữa.
Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng lợi khuẩn của người già còn rất ít, đặc biệt là loại lợi khuẩn chính yếu trong đường ruột có tên là Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido). Bifido chiếm 99,9% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột và sống chủ yếu trong phần ruột già của đường tiêu hóa. Mà theo công trình nghiên cứu năm 1978 của Tiến sĩ người Nhật Tomotari Misuoka “Số lượng vi khuẩn Bifido trong ruột giảm theo tuổi tác”.
Hơn nữa các vi khuẩn suy giảm do các nguyên nhân khác nữa:
– Ăn uống: ăn ít rau, ăn nhiều đạm, chất béo, bột đường, uống các chất kích thích, bị ngộ độc thực phẩm,…
– Stress: khi căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, thức khuya làm chết rất nhiều lợi khuẩn
– Dùng các loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị bệnh lâu ngày
– Thời tiết khí hậu thay đổi
Lợi khuẩn có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người: cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tăng khả cường hệ miễn dịch (75% kháng thể của cơ thể được sản xuất ở đường ruột),…
Khi về già số lượng lợi khuẩn không còn nhiều dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém, đồng nghĩa với việc sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bệnh tật ốm đau. Khi bệnh sử dụng các loại thuốc lại làm diệt một lượng lớn vi khuẩn có lợi nên nguy cơ bị táo bón càng cao.
Và các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở người cao tuổi nữa là: do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khi mắc một số bệnh kiêng khem quá mức hoặc ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít cho nên không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng.
Do ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế, nhưng ăn ít chất xơ, rau, quả. Nhiều người thích ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia và lượng nước đưa vào trong cơ thể hàng ngày không đủ sự cần thiết để tiêu hóa thức ăn… Hơn nữa, suy giảm chức năng sinh lý cũng là một yếu tố thuận lợi gây táo ở người cao tuổi.
Người già thường mắc các bệnh về xương khớp nên ít vận động, dẫn đến mọi cơ quan của cơ thể đều hoạt động kém hoặc nhiều người lạm dụng thuốc nhuận tràng gây nên các tác dụng phụ không muốn, làm suy giảm phản xạ co bóp của đại tràng gây ra táo bón.
Biện pháp khắc phục táo bón ở người già
Người già nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên
Để đề phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở người già cần tăng cường căn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Các loại rau nhuận tràng như: mồng tơi, rau khoai lang, rau muống, rau dền, rau đay. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ và các loại quả như: cam, quýt, bưởi (nên ăn cả múi để có chất xơ), đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng, quả mướp, chuối chín.
Không nên uống rượu, bia, hạn chế ăn chất cay, nóng. Hàng ngày không nên ngồi lâu một chỗ như xem tivi và nên tập thể dục nhẹ nhàng. Hình thức vận động tốt nhất là đi bộ. Mỗi ngày nên đi bộ tối thiểu 30 phút, không nên đi bộ quá một giờ và nên chia thành 2 – 3 lần đi bộ.
Tăng cường bổ sung các loại men vi sinh có chứa đầy đủ thành phần lợi khuẩn giúp ích cho đường ruột, đặc biệt là loại lợi khuẩn Bifido sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón và các vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người già.