Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng thường gặp tại đường tiêu hóa. Các triệu chứng điển hình của IBS bao gồm đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng thường gặp tại đường tiêu hóa
Hàng năm, hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới, chủ yếu xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên và những người trên 40 tuổi. IBS ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, nguyên nhân có thể là do nội tiết tố của phụ nữ.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đau nửa đầu (migraine) và đau đầu do căng thẳng có thể có mối liên quan về mặt di truyền với hội chứng ruột kích thích.
Theo tác giả nghiên cứu, Derya Uluduz từ ĐH Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), do hiện nay cả 2 căn bệnh này đều diễn ra rất phổ biến và nguyên nhân đều chưa được làm rõ nên việc phát hiện mối liên quan tiềm ẩn có thể làm sáng tỏ về di truyền chung giữa hai tình trạng này là rất đáng chú ý.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra trên 107 người bệnh đau nửa đầu từng cơn, 53 người bị đau đầu căng thẳng, 107 người mắc hội chứng ruột kích thích và 53 người khỏe mạnh. Trong đó, những người bệnh đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng được kiểm tra các triệu chứng liên quan tới IBS và ngược lại, người bệnh IBS được hỏi về tình trạng đau dầu.
Kết quả cho thấy, 54% người bệnh đau nửa đầu cũng mắc hội chứng ruột kích thích, đồng thời tỉ lệ này ở người bị đau đầu căng thẳng là 28%. Trong số 107 người bị IBS, 38 người cũng bị đau nửa đầu và 24 người bị đau đầu căng thẳng.
Phát hiện này đã chỉ ra rằng những người bị đau nửa đầu có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần so với người bị đau đầu căng thẳng. Và nghiên cứu cũng cho thấy các nhóm IBS, đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng có ít nhất 1 gen khác với gen của những người tham gia khỏe mạnh. Phát hiện về các gen chung có thể dẫn tới những chiến lược điều trị trong tương lai cho những bệnh mạn tính này.
Phương pháp tự nhiên giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích
Cho tới nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào để giải quết các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
Vì vậy, người bệnh chỉ có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và điều tiết cảm xúc, giảm căng thẳng, stress…
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition năm 2010 bởi các nhà nghiên cứu Đài Loan đã chỉ ra rằng mỗi ngày ăn hai quả kiwi có thể giúp cải thiện đáng kể hoạt động và chức năng ruột của người được chẩn đoán bị IBS. Trong một quả kiwi có chứa 1,7g chất xơ cùng rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khác.
Khoảng 54 bệnh nhân IBS tham gia trong nghiên cứu này, trong đó 41 người ăn quả kiwi xanh và 13 người khác được nhận viên giả dược. Sau 4 tuần, kết quả nhận được là cả 54 bệnh nhân IBS có tần suất đại tiện tăng do cải thiện chức năng tiêu hóa.
Vì vậy, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên thường xuyên bổ sung kiwi vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh, giảm các triệu chứng phiền toái, khó chịu do IBS gây ra.