Mách bạn cách tự kiểm tra, phát hiện sớm ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc và tử vong cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có sự báo trước với chặng đường phát triển dài tới 6 năm, do đó nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp y tế kịp thời thì nguy cơ tử vong do bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc và tử vong cao hiện nay

Ung thư xảy ra khi một tế bào nào đó trong cơ thể phát triển không bình thường, bị nhân lên nhanh chóng và vô trật tự ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.

Trực tràng là kết hợp của 2 phần: ruột già và hậu môn. Khi tế bào ung thư xuất hiện ở phần nào thì sẽ có tên gọi cụ thể cho phần đó. Tuy nhiên tên gọi chung thường được sử dụng là ung thư trực tràng (Colorectal Cancers).

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ. Do thói quen sinh hoạt ngồi nhiều, thiếu vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc do yếu tố di truyền.

Cách phát hiện sớm ung thư trực tràng

Dựa vào sự khác biệt tuổi tác

Bệnh ung thư có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng ung thư trực tràng thường phổ biến ở độ tuổi trung niên, từ 40-60 tuổi. Theo lời khuyên của các chuyên gia, người trên 40 tuổi nên khám và nội soi trực tràng ít nhất một năm một lần. Nếu không phát hiện bất thường nào thì có thể cách 5 năm kiểm tra một lần.

Do đó, nếu bạn hoặc người thân đang ở trong nhóm tuổi này và thường xuyên xuất hiện triệu chứng như đi ngoài ra máu, thì cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám phát hiện hoặc loại trừ nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Người trên 40 tuổi nên khám và nội soi trực tràng ít nhất một năm một lần

Quan sát cách đại tiện và màu sắc của máu trong phân

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu chung của người bệnh ung thư trực tràng và bệnh trĩ. Vậy làm sao để phân biệt 2 căn bệnh này? Với người bệnh trĩ, máu có màu đỏ tươi, tách rời không lẫn vào phân, máu chảy ra sau khi đã đi ngoài, tức là phân ra trước, máu chảy ra sau. Nhưng đối với người có khả năng mắc ung thư trực tràng, máu thường trộn lẫn vào phân và có màu sẫm hơn.

Khi bệnh phát triển tới giai đoạn cuối, sẽ xuất hiện tình trạng thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài nhiều lần trong ngày, không thể kiểm soát.

Kiểm tra hậu môn

Hầu hết các trường hợp ung thư trực tràng hoặc bệnh trĩ đều xảy ra ở vị trí mà ngón tay có thể chạm vào. Vì vậy, người bệnh có thể tự kiểm tra bằng việc thò ngón tay vào hậu môn.

Khi thò ngón tay vào sâu bên trong hậu môn (chú ý vệ sinh tay sạch sẽ), bạn sờ và cảm nhận thấy có những cục nhỏ nổi lên, thì đó chính là bệnh trĩ. Nhưng nếu thấy có những cục cứng như hoa cải hoặc các viền mép cao lên nhưng ở giữa lại bị lõm vào như vết loét thì hãy nghĩ tới nguy cơ ung thư.

Đặc biệt, sau khi thò ngón tay vào kiểm tra, phát hiện thấy dịch lẫn máu dính dính, thì nên lập tức đi vào bệnh viện để kiểm tra nội soi. Càng khám sớm bao nhiêu thì cơ hội điều trị càng tốt bấy nhiêu.

Add Comment