Hướng điều trị viêm đại tràng kích thích

 

Viêm đại tràng kích thích là cách gọi khác của hội chứng ruột kích thích, việc điều trị viêm đại tràng kích thích chủ yếu là chữa trị các biểu hiện.

Vì đây là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng, tái phát nhiều lần, nhưng không tìm thấy các thương tổn về giải phẫu, cấu trúc, sinh hóa ở ruột.

dieu-tri-viem-dai-trang-kich-thích-hinh-anh001

Đau bụng – Nỗi ám ảnh của người bị viêm địa tràng kích thích

Các biểu hiện của viêm đại tràng kích thích là: đau quặn vùng bụng, có hiện tượng sôi bụng, đại tiện thất thường phân có thể lỏng hoặc táo, phân có bọt, phân nát, có nhầy máu mũi, thường có cảm giác mót rặn, chướng bụng đầy hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản.

Các biểu hiện của bệnh thường xuất hiện sau một chấn động tâm lý, ăn thức ăn lạ, quá nhiều dầu mỡ, đồ tanh,… nhưng các triệu chứng có thể hết sau khi ăn uống lành mạnh trở lại. Nguyên nhân chính xác của viêm đại tràng kích chưa rõ ràng, nhưng theo nhiều nghiên cứu và kết luận cho biết, có thể sau khi nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bị stress nặng, thức ăn không thích hợp, ăn ít chất xơ, rối loạn điều hòa nhu động đại tràng của trục não – ruột,…

Điều trị viêm đại tràng kích thích không thu được kết quả rõ ràng như các bệnh lý khác, phần lớn bệnh nhân bị viêm đại tràng kích thích không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, y học hiện đại cũng chưa có một loại thuốc chữa viêm đại tràng kích thíchđặc trị nào có hiệu quả duy. Vì vậy, việc điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu ích nhất giúp người bệnh có thể sống hòa bình với viêm đại tràng kích thích. Vậy điều trị theo hướng nào là tốt nhất?

Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh, nên hướng điều trị tốt nhất là khắc phục các vấn đề đó một cách lành mạnh và khoa học nhất.

Trước hết cần có điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh: không quá khắt khe kiêng khem, nhưng hãy loại bỏ các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như các đồ ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn sống, các loại sữa nhiều chất béo, các đồ uống có chất kích thích. Cần vệ sinh ăn uống, sinh hoạt sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.

dieu-tri-viem-dai-trang-kich-thích-hinh-anh002

Khi có các biểu hiện bệnh nặng thì việc dùng các loại thuốc điều trị viêm đại tràng kích thích theo từng trường hợp cụ thể là cần thiết.

Điều trị tiêu chảy: Loperamid (inodium), ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 viên 2mg. Là một opioid không qua máu não có tác dụng làm giảm nhu động ruột.

Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.

Điều trị táo bón: Forlax dạng gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.

Thuốc chống đau: Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, dùng các loại thuốc chống co thắt, thuốc kháng cholin, thuốc an thần, chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.

Đau sau ăn: dicyclomine, dicycloverine (kremil-S); chống co thắt uống spasmaverine; thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel), thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.

Khả năng điều trị dứt điểm viêm đại tràng kích thích là rất khó khăn. Vì vậy, mỗi bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh để duy trì cuộc sống ổn định, thích nghi với nó. Hướng điều trị viêm đại tràng kích thích tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khi có các triệu chứng khó chịu thì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

 

Add Comment