4 giải pháp cho người bị bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh phổ biến và có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây.

Bệnh dạ dày cũng khó để chữa trị dứt diểm, rất hay tái phát, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Do đó, để hạn chế triệu chứng bệnh, cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả, nên áp dụng các biện pháp sau đây.

  1. Giải tỏa áp lực cho hệ thần kinh

Stress, căng thẳng và lo lắng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi thần kinh gặp vấn đề sẽ lập tức truyền tín hiệu xuống các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, gây mất cân bằng chức năng đường ruột, dạ dày, co thắt môn vị, tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo thành bệnh viêm loét dạ dày.

Những người mắc bệnh dạ dày cần tránh lao động quá sức, vì sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, máu không đủ, mất cân bằng hệ bài tiết, dạ dày nhiều dịch và kết dính giảm. Điều này gây tổn thương niêm mạc và đau dạ dày.

Để tinh thần được an tĩnh, giảm các cơ đau, người bệnh nên chọn vị trí ngồi thoải mái, suy nghĩ về điều gì đó dễ chịu, để quên đi các cơ đau cấp.

  1. Hạn chế lạm dụng thuốc

Một số loại thuốc như corticoid; thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid như aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam…đều có thể gây biến chứng ở dạ dày nếu lạm dụng hoặc sử dụng không theo chỉ định. Triệu chứng tai biến dạ dày sau khi sử dụng các loại thuốc trên là: đầy bụng, thượng vị nóng rát, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, hành tá tràng, thủng dạ dày.

dau-da-day-01

Một số loại thuốc có tác dụng phụ, gây ra các bệnh dạ dày

Những tác dụng phụ này xuất hiện cả khi uống thuốc hoặc tiêm, đặc biệt các loại thuốc corticoid rất dễ gây thủng dạ dày. Ngoài ra, các loại thuốc chống viêm, giảm đau đều là các chất dẫn acid có độ tan kém. Trong môi trường axit dạ dà, các chất này sẽ rất khó tan, dần kết tụ thành từng đám, kích thích trực tiếp gây viêm loét.

  1. Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp

Vận động, thể dục thể thao có ảnh hưởng đáng kể đến bệnh đau dạ dày. Không nên tập thể thao khi bệnh loét dạ dày tá tràng đang phát triển, đau nhiều, chảy máu dạ dày. Khi bệnh đã ổn định, không còn rối loạn tiêu hóa, các cơn đau chấm dứt, các vết loét đã liền sẹo thì nên vận động, tập thể dục. Nhưng lưu ý là chọn những môn vừa sức, phù hợp. Ban đầu vận động nhẹ nhàng, đơn giản, sau mới tăng dần cường độ. Những môn đòi hỏi thể lực, tốn sức như đá bóng, chạy nhanh, đẩy tạ…thì không nên chơi. Và tuyệt đối không tập luyện sau khi vừa ăn xong.

Với những người có tiền sử bệnh dạ dày như đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng hay đã từng phẫu thuật (hoặc nội soi) thì không được tập thể hình. Vì nó sẽ khiến tổn thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn. Khi bệnh đã ổn định, phẫu thuật thành công, vết thương đã liền sẹo thì có thể tập với giáo án phù hợp, tránh các bài tập nặng, đặc biệt gây áp lực lên cơ bụng, vì sẽ lại gây tổn thương dạ dày.

  1. Kiêng các loại thực phẩm gây hại

Người bệnh đau dạ dày cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Áp dụng những phương pháp ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh mau lành hơn. Khi ăn, tốt nhất nên chia nhiều bữa, không ăn quá no nhưng cũng không để dạ dày quá đói. Không ăn quá nhanh, không ăn muộn. Một số thực phẩm mà người đau dạ dày cần tránh:

Thực phẩm gây tăng tiết dịch vị: cam, quýt, chanh, mơ, xoài xanh, ổi, me, khế chua, sơ ri, cà chua, giấm, chùm ruột, mù tạt, dưa muối các loại…Các loại nước có ga, nước trái cây có axit cũng cần tránh. Khi ăn hải sản thì không nên ăn các loại trái cây nhiều vitamin C, axit tactric (có trong cam, quýt, bưởi, nho) thì sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong thức ăn, đồng thời gây khó tiêu, kích thích đường ruột, khiến đau bụng, nôn mửa. Người đau dạ dày cũng nên hạn chế thức ăn từ đậu nành.

dau-da-day-02

Cam, quýt, chanh là những loại trái cây không tốt cho người bệnh dạ dày

Các gia vị có tính kích thích: tỏi, ớt, hành, tiêu, mắm, chao, tương…vì chúng làm tăng bài tiết axit dạ dày, gây ra các cơn đau.

Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: thức ăn để quá lạnh hoặc quá nóng (vừa nấu xong) đều phải để trở về nhiệt độ 25-30°C mới được ăn. Các thực phẩm có tính hàn như ngao, sò, ốc, hến, cua, hàu, nghêu…đều phải kiêng. Nếu lỡ ăn thì cần bổ sung thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Ngoài ra, cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ (thịt nguội, thịt hun khói, lạp xưởng, xúc xích…)

Trứng quá chín hoặc chưa chín: lòng trắng trứng còn sống chứa antitrypsin, một chất chống tiêu hóa protein, gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng tới tiêu hóa protein từ thịt cá, sữa…Trứng nấu kỹ quá ăn cũng khó tiêu.

Nấm và dưa cà muối: nấm là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng với người đau dạ dày thì cần tránh. Tất cả các loại nấm, đặc biệt là nấm non, nấm bao tử đều có chứa phalin, một chất rất độc chưa bị tiêu hủy, sẽ gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra, dưa muối, cà muối và măng cũng gây hại cho dạ dày.

Cà phê, rượu bia và trà đặc: các loại đồ uống này đều chứa chất kích thích, trong quá trình tiêu hóa sẽ gây thiếu máu ở niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc, gây loét dạ dày. Với rượu bia, chúng tác động trực tiếp lên thành niêm mạc. Ngoài ra, còn có thể gây viêm tuyến tụy mạn tính, xơ gan và tổn thương dạ dày trầm trọng hơn.

  1. Theo SKĐS

Add Comment