Hầu hết mọi người đều quan tâm đến sức khỏe của bộ não, song lại lơ là việc chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Nhưng ít người biết rằng, hệ tiêu hóa chính là “bộ não thứ 2” khi chứa hàng trăm triệu nơron thần kinh, tác động đến sức khỏe, cảm xúc của con người.
Cơ quan tiêu hoá giúp con người cảm nhận được những gì đang xảy ra trong cơ thể
Theo công trình nghiên cứu của GS. John Furness và Marcello Costa (Đại học Y Flinders, Australia) đã xác định có khoảng hai chục nơron y như ở não trong đường ruột của con người. Tại bộ phần này còn có hơn 100 triệu nơron của hệ thần kinh ruột thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn ngoài việc co bóp.
Chúng cảm nhận, chuyển các thông tin và truyền đạt tới những cơ quan ngoài đường ruột với sự co thắt tại chỗ, điều hành hoạt động của hocmon sản sinh ra tế bào miễn dịch… Chính vì vậy, các nhà khoa học gọi hệ tiêu hóa là “bộ não thứ hai” của con người.
Hệ tiêu hóa ngoài nhiệm vụ chế biến thực phẩm để nuôi cơ thể còn gánh trọng trách là trung tâm chỉ huy những tình cảm cơ bản của con người như giận dữ, sung sướng, phấn khởi, buồn rầu. Theo Tiến sĩ Michael Herson, Đại học Columbia, thành dạ dày và các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá đều được bao phủ bởi mạng lưới các tế bào thần kinh có số lượng lên tới 100 triệu nơron.
Theo đó, hệ tiêu hóa có khả năng chi phối đến hệ thần kinh xúc cảm của con người. Điều này nhiều đến mức các nhà khoa học khẳng định: hệ tiêu hóa có chức năng quan trọng không kém hệ thần kinh trung ương và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người.
Trong hệ tiêu hóa, hệ vi khuẩn đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Năm 2008, châu Âu tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về hệ vi khuẩn trong đường ruột, ước tính có 100.000 tỷ vi khuẩn trong đường ruột, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn, tức là gấp 10 lần số tế bào có trong cơ thể chúng ta.
Những kết quả nghiên cứu mới về hệ thần kinh của ống tiêu hóa và hệ vi khuẩn đường ruột mang lại hy vọng sẽ có nhiều ứng dụng quan trọng trong trị liệu, đặc biệt là phương diện trị liệu không dùng thuốc. Không chỉ áp dụng với các chứng bệnh hệ tiêu hóa, mà còn đối với nhiều căn bệnh khác như: chứng đau nửa đầu, căng thẳng, suy nhược thần kinh, lo sợ, mất ngủ, các bệnh về da, các bệnh về tai – mũi – họng, các bệnh về hô hấp hay các chứng nhiễm trùng…
Men vi sinh sống Probiotics (lợi khuẩn) được các nhà khoa học công nhận khả năng điều chỉnh sự phản xạ miễn dịch, làm giảm số lượng hại khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hiệu quả chữa bệnh về đường tiêu hóa. Đây là những thông tin được cung cấp từ công trình nghiên cứu gần đây của Giáo sư Mario Clerici, Chủ tịch ngành miễn dịch học, Đại học Y khoa Milano (Italy) – một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về chuyên ngành miễn dịch hệ tiêu hóa.
Chăm sóc hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung probiotic
Probiotics sẽ giúp cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa chống lại những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học và ăn những thực phẩm không lành mạnh. Bên cạnh đó, Probiotics tạo ra hàng rào bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu và các bộ phận khác trong cơ thể; giúp phân hủy lactose trong sữa thành glucose và galactose – hai loại đường giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, lại ít gây dị ứng, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Ngoài ra, theo công bố mới đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Carlifornia, men vi sinh sống probiotics có tác động tích cực đến chức năng não và cảm xúc của bạn. Các nhà khoa học chia 36 phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 và 55 thành 3 nhóm. Một nhóm bổ sung probiotics 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần, một nhóm không bổ sung. Sau 4 tuần, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị quét não để kiểm tra cảm xúc của những người tham gia. Họ phát hiện ra nhóm người bổ sung men vi sinh đã tăng hoạt động vùng não điều khiển cảm xúc, nhận thức và cảm giác tích cực. Điều này cho thấy không chỉ não ảnh hưởng đến đường ruột mà đường ruột cũng tác động trở lại hoạt động của não.
Nguyễn Phương