Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi, trướng bụng. Khi trẻ bị đầy hơi, các mẹ nên xem xét lại chế độ ăn uống, tư thế bú của trẻ. Bởi rất có thể những sai sót nhỏ đó cũng dẫn đến việc trẻ bị đầy hơi.
Khi trẻ bị đầy hơi, các mẹ nên xem xét lại chế độ ăn uống, tư thế bú của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng, trướng hơi
– Trẻ bị đầy bụng do sử dụng thức ăn không phù hợp với độ tuổi: thức ăn nhiều chất mà trẻ chưa có đủ các enzym để tiêu hóa thức ăn đó hoặc thức ăn cứng.
– Trẻ bị đầy bụng do được cho ăn quá nhiều trong một bữa hoặc các cữ ăn quá gần nhau.
– Trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Khi ăn phải những thức ăn này, cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy.
Trẻ bị đầy bụng do sử dụng thức ăn không phù hợp với độ tuổi.
Cách xử trí giảm đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Cho bé bú đúng tư thế. Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn ngập lỗ núm vú) để bé không nuốt khí vào bụng trong khi bú.
Thay dụng cụ cho bú. Nếu bạn đang cho bé bú bình, hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi, giúp bé ợ hơi.
Có nhiều tư thế bạn có thể thử để giúp con ợ hơi. Vác lên vai, nằm sấp trên đùi, hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé là vài cách trong số đó. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu bạn đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.
Thêm thời gian. Khi bé có vẻ không thể ợ ngay sau bữa ăn, hãy đặt bé xuống và thử cho bé ợ lại sau 5-10 phút do khí thừa cần thời gian để tách ra khỏi sữa. Khi bạn đặt bé xuống, khí thừa trong dạ dày bé có thể nổi lên trên và dễ dàng ợ ra.
Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.
Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé, không phải ngay sau bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể massage bụng cho bé theo vòng tròn để giúp bé thoát khí.
Theo Gia đình Việt Nam