Rối loạn tiêu hóa là gì? Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra bởi sự co thắt không bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này diễn ra dẫn đến đau bụng và thay đổi các vấn đề về đại tiện.
Nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa nguyên nhân chủ yếu là do việc ăn uống: ăn đồ ăn lạnh, ăn nhiều quà vặt, vừa ăn vừa làm việc, ăn quá nhanh, ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm chua cay, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chưa chín, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và chứa các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, uống nhiều rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,…
Ngoài ra rối loạn tiêu hóa còn do các vấn đề như: tác dụng phụ của các loại thuốc trị bệnh (đặc biệt là kháng sinh), công việc căng thẳng, thường xuyên stress, ảnh hưởng từ một số bệnh lý như (tá tràng, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích),…
Tất cả những nguyên nhân trên đều làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột (còn gọi là loạn khuẩn), nên gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng: các cơn đau từ nhẹ đến dữ dội, thay đổi tùy theo cấp độ.
- Đầy hơi: ợ hơi, bụng căng trướng, trung tiện liên tục.
- Tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ.
- Nôn mửa.
Bệnh rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm, bệnh ở mức độ nguy hiểm khi người bệnh để tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài mà không chữa trị ngay và dứt điểm khiến bệnh thường xuyên tái phát. Điều đáng lưu ý là, một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa gần giống với các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau loét tá tràng, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…
Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ bị rối loạn tiêu hóa người bệnh cần đi khám để biết chính xác bệnh và điều trị đúng hướng.
Tại sao bệnh rối loạn thường tái phát
Thông thường khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường tự ý mua thuốc về điều trị hoặc đi khám được bác sĩ kê đơn và uống vài ngày là bệnh thuyên giảm. Nhưng chứng rối loạn tiêu hóa lại thường xuyên tái phát, ngay cả khi cùng một loại thực phẩm bạn có thể bị đau bụng và đi ngoài sau 1-2 tiếng, nhưng người khác thì không. Và chúng ta thường kết luận là bụng mình bị yếu.
Thực tế, không hẳn là như vậy. Vì đường ruột muốn khỏe mạnh phải luôn duy trì ổn định tỷ lệ (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại), vì đây là tỷ lệ vàng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Nhưng sau mỗi đợt rối loạn tiêu hóa lợi khuẩn đễ chết rất nhiều, mà người bệnh chỉ chú trọng chữa các triệu chứng và không bổ sung bù đắp lượng lợi khuẩn đã bị tiêu diệt. Chính vì vậy, sức khỏe đường ruột yếu đi, khả năng tiêu hóa và hấp thu kém dần, nên khi ăn uống quá tải hoặc ăn thực phẩm không lành mạnh thì tình trạng rối loạn tiêu hóa lại tái phát.
Không nên ăn nhiều đồ ăn vặt để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Vậy cách hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa dứt điểm là gì?
Cách hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa dứt điểm đơn giản là ngoài việc điều trị những triệu chứng, thì việc quan trọng là phải duy trì số lượng lợi khuẩn luôn ở mức (85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn gây hại) hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh và cải thiện những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
Do đó, việc cấp thiết khi bị rối loạn tiêu hóa là bổ sung ngay lợi khuẩn cho đường ruột, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì đây là loại lợi khuẩn chính (Bifido chiếm 99.9% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột con người). Bifido giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế chế các vi khuẩn gây hại,…
Nhưng lợi khuẩn Bifido lại rất nhạy cảm và dễ bị tiêu diệt khi đi qua môi trường axit của dạ dày, vì vậy rất ít sản phẩm có thành phần lợi khuẩn Bifido. Nhưng hiện nay có một số sản phẩm của Nhật Bản áp dụng công nghệ bảo vệ giọt nước hình cầu có màng kháng axit độc đáo duy nhất trên thế giới giúp đưa lợi khuẩn sống Bifido vào ruột non và đại tràng an toàn với tỉ lệ sống rất cao (lên tới 90%), giúp chấm dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa nhanh, hiệu quả.