Bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tên gọi chung của các bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn. Tuy nó không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì rất có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

  1. Bệnh tả

Nguyên nhân

Tả là một trong những bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, do vi khuẩn tả (vi khuẩn vibro cholera) gây ra. Vi khuẩn này có trong phân của người bệnh và cả những người lành (đang mang trong người vi khuẩn tả). Bệnh lây trực tiếp từ người sang người do ăn uống.

nhiem-khuan-duong-tieu-hoa-01

Chu trình lây nhiễm bệnh tả

Triệu chứng

Người mắc bệnh tả thường có thời gian ủ bệnh từ 4h đến 4 ngày tùy từng trường hợp cụ thể. Khi khởi phát, bệnh nhân thường có các biểu hiện: sốt, tiêu chảy. Điều này rất dễ nhầm với bệnh tiêu chảy. Khi bệnh phát hoàn toàn, các triệu chứng trở nên nặng hơn:

– Tiêu chảy dữ dội: đi ngoài 20 – 50 lần/ngày. Phân lỏng, đục, có thể có màu như nước vo gạo hoặc màu trong. Trong phân có lợn cợn vảy trắng (các vi khuẩn tả). Phân không lẫn máu nhưng có mùi tanh khó chịu. Độ pH từ 8 – 8.5.

– Nôn dữ dội: nôn dữ dội, kèm tiêu chảy sẽ khiến cơ thể người bệnh mất nước. Biểu hiện hốc hác, lờ đờ, mắt trũng, thân nhiệt hạ, tim đập yếu.

  1. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ có 2 loại: lỵ trực trùng và lỵ amip. Trong đó, lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, có thể gây thành dịch. Còn lỵ amip là bệnh do amip Entamoeba Histolytica gây nên, không tạo thành dịch bệnh.

Nguyên nhân

Cả hai loại bệnh kiết lỵ đều lây lan qua phân người bệnh hoặc thông qua đường ăn uống. Bệnh thường khởi phát và nguy cơ lan rộng ở những khu đông dân cư, những nơi có môi trường ô nhiễm, có công tác giữ gìn vệ sinh kém, đặc biệt là ăn uống không hợp vệ sinh.

Triệu chứng

Lỵ trực trùng: biểu hiện là những cơn đau bụng dữ dội, sốt cao, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân có thể lẫn cả máu tươi. Bệnh kéo dài sẽ khiến người bệnh suy kiệt.

Lỵ amip: triệu chứng thường là đau mơ hồ cho tới đau quặn, sốt, đi ngoài nhiều lần. Phân có mủ lẫn nhầy.

Để có chuẩn đoán chính xác nhất về bệnh, ngoài quan sát triệu chứng lâm sàng cần soi phân tươi dưới kính hiển vi.

nhiem-khuan-duong-tieu-hoa-02

Kiết lỵ là bệnh rất nguy hiểm

  1. Bệnh thương hàn

Một trong những bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính nguy hiểm khác là thương hàn. Bệnh do trực khuẩn Salmonella gây ra.

Nguyên nhân

Thương hàn lây qua đường ăn uống, tắm giặt, vệ sinh. Bệnh lây từ gia súc, vật nuôi (chứa mầm bệnh) hoặc từ phân của người bệnh.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh khoảng 15 ngày. Khi phát bệnh, triệu chứng tăng dần, biểu hiện:

– Khởi phát: nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, sốt (ban đầu nhẹ, sau tăng dần, sáng thấp chiều cao, sốt nóng có khi kèm lạnh), chán ăn, buồn nôn, táo, chảy máu cam.

– Toàn phát: mệt, mất ngủ, sốt rất cao, phân lỏng màu vàng – đen, ngày đi 2-3 lần, chán ăn, đau bụng lan tỏa.

Biến chứng

– Biến chứng tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm đại tràng, viêm túi mật hoặc viêm ruột thừa.

– Biến chứng tim mạch: viêm tắc mạch, viêm cơ tim

– Biến chứng thận: suy thận, viêm cầu thận…

– Biến chứng thần kinh: viêm màng não mủ

Để phòng ngừa các bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cần phải tránh xa các nguồn bệnh. Mỗi người nên tự giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người mắc bệnh nên được cách ly và điều trị để tránh lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Tổng hợp

Add Comment