Một trong những hậu quả của việc ăn kiêng không đúng cách là rối loạn tiêu hoá, dạ dày hoạt động không ổn định, khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và dễ bị các bệnh về tiêu hóa.
Phương pháp ăn kiêng theo chế độ Low-carb: chỉ ăn thịt, không ăn đường, tinh bột và rau, quả,… Thực hiện chế độ ăn kiêng này sẽ có hiệu quả nhanh chóng, nhưng gây ra hệ quả làm mất cảm giác ngon miệng. Nghiêm trọng hơn là sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, da dẻ xanh xao vì thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng.
Theo giáo sư khoa học thể chất Jon Buckley của Đại học Nam Australia, chế độ ăn Low-carb là phương pháp ăn kiêng dựa trên nguyên lý loại bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng từ carbohydrate (có trong các loại thực phẩm nhiều tinh bột), nhưng thay vào đó là ăn các thực phẩm cung cấp năng lượng có nhiều chất đạm và chất béo. Các loại thực phẩm có lượng Carbonhydrate cao, thì thường chứa nhiều chất xơ cần rất thiết cho quá trình trao đổi chất. Khi áp dụng chế độ ăn kiêng Low-carb, có nghĩa là chúng ta cắt giảm những thực phẩm có lượng Carbonhydrate cao. Chính vì vậy làm giảm đáng kể lượng chất xơ, nên dẫn đến nguy cơ táo bón.
Không chỉ riêng chế độ ăn kiêng Low-carb, mà ăn kiêng lâu ngày theo bất cứ phương pháp nào cũng sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do không ăn uống đủ chất, mất cân bằng dinh dưỡng, nhịn ăn nhiều nên dịch vị của dạ dày có thể mất phản ứng không tiết ra, lâu dần làm mất cảm giác thèm ăn.
Ăn kiêng không đúng cách gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa
Một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý là rất cần thiết cho con người, bất kể trường hợp hoặc giai đoạn nào. Kể cả giai đoạn giảm cân, cơ thể cũng cần nhận được đủ dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sức khỏe về thể lực, trí lực. Mỗi người có cơ địa khác nhau, nên chúng ta không nên tự ý áp dụng các phương pháp giảm cân.
Chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và tham khảo chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng cho phù hợp. “Vì có thể cơ thể bạn đang thừa chất gì đó hoặc cũng có thể thiếu chất gì đó. Không ít cách hợp với người này nhưng lại nguy hiểm với người khác, hậu quả là có thể gây rối loạn tiêu hóa và trụy tim, suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh do mất sức đề kháng”, đó là khuyến cáo của một số chuyên gia dinh dưỡng.
Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cần được cung cấp 4 nhóm thực phẩm chính: chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Chúng ta nên ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, tuyệt đối không nhịn ăn sáng và giảm khẩu phần ăn trong bữa tối.
Và cần lưu ý: không nên ăn mặn (6-8g muối, không quá 5g mì chính mỗi ngày), hạn chế ăn đường, ăn vừa phải chất béo (khoảng 600g mỗi tháng), ăn nhiều rau, củ, quả (mỗi ngày ăn 300g chất xơ), mỗi ngày 1,5l-2l hằng ngày.