5 thủ phạm gây bệnh cho hệ tiêu hóa

Không chỉ thức ăn mà có nhiều tác nhân khác là thủ phạm gây bệnh hệ tiêu hóa, nơi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người.

he-tieu-hoa-01

Rất nhiều nguyên nhân ngoài ăn uống gây ra các bệnh của hệ tiêu hóa

  1. Căng thẳng, stress

Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa đường ruột và hệ thần kinh qua hệ thống 100 triệu nơ-ron ở đường ruột, gọi là hệ trục não ruột. Bởi vậy, những căng thẳng, stress có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.

Khi não bộ căng thẳng, sẽ giải phóng nhiều hormone có tác động dẫn truyền đến hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy hoặc đau dạy dày…

Nếu căng thẳng kéo dài, những tác động đến hệ tiêu hóa là rất nguy hiểm. Lợi khuẩn – đóng vai trò quan trọng ở đường ruột sẽ bị tiêu diệt gây ra các bệnh như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày, nhiễm trùng…

Bởi vậy, hãy giữ cho mình một lối sống vui vẻ, lạc quan, giảm căng thẳng để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

  1. Thiếu enzyme

Enzym là chất xúc tác giúp phân nhỏ thức ăn, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Thiếu enzyme là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề của hệ tiêu hóa như: giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, ợ nóng…

Thực phẩm tươi sống có chứa nhiều enzyme cần thiết cho cơ thể, nhưng khi qua chế biến, nấu chín thì enzyme sẽ bị phá vỡ. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh với đầy đủ enzyme, chúng ta cần bổ sung nhiều thực phẩm tươi hơn vào khẩu phần ăn hàng ngày.

  1. Thiếu magie

Chỉ chiếm khoảng 0,05% khối lượng cơ thể nhưng magie đóng vai trò rất quan trọng trong việc ức chế các tế bào thần kinh và cơ. Ngoài ra, magie còn cần cho các enzyme trong quá trình tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa năng lượng. Thiếu hụt magie có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, cơ thể khó hấp thu.

Một số thực phẩm giàu magie chúng ta nên bổ sung hàng ngày là: các loại rau màu xanh đậm, các loạt hạt dinh dưỡng, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, một số loại trái cây như bơ, chuối.

  1. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Đường ruột có một hệ vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn (85-15) là tỷ lệ vàng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lợi khuẩn tiết enzyme tiêu hóa thức ăn, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, thu giữ, đào thải độc tố từ thức ăn, sản xuất vitamin nhóm B…

he-tieu-hoa-02

Lợi khuẩn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Rất nhiều nguyên nhân như: căng thẳng, stress, ốm, dùng kháng sinh, chế độ ăn uống không lành mạnh, ngộ độc thực phẩm, thay đổi thời tiết… đều làm chết lợi khuẩn, hại khuẩn gia tăng, gây mất cân bằng tỷ lệ 85-15. Điều ngày gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.

Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn từ: sữa chua, thực phẩm lên men, men vi sinh,… là rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

  1. Nhiễm độc tính kim loại nặng

Các loại kim loại nặng như: thủy ngân, nhôm, arsenic, cadmium, chì và niken,… vào cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Để chống lại ngộ độc kim loại, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu Chlorophyll (chất diệp lúc) trong trái cây, rau xanh, tảo spirulina. Đây là chất chống oxi hóa, kết nối với độc tố và gốc tự do, biến chúng thành các vật liệu trung lập từ đó làm sạch kim loại tích lũy trong cơ thể giúp phòng chống ung thư.

Theo HealthNNatural

Add Comment