Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để bệnh tiêu chảy bùng phát. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng bụng đau quặn thắt, chướng bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng,… Nếu không được điều trị kịp thời, tiêu chảy sẽ khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, mất nước nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Dưới đây là 4 vị thuốc đơn giản, dễ kiếm tại gia đình giúp bạn có thể “cầm ngay” tiêu chảy.
Gừng
Theo đông y, gừng tính ấm có tác dụng chữa trị các bệnh lý về dạ dày, đường ruột, phong tê thấp, những triệu chứng bệnh thông thường như cảm cúm, sổ mũi, sốt cao… Dùng gừng trị tiêu chảy là một trong những biện pháp có hiệu quả hàng đầu.
Nguyên liệu: Gừng tươi, mật ong
Cách làm: Gừng tươi cạo vỏ rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi trộn đều với mật ong. Cho người bệnh ăn vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ăn. Củ gừng và mật ong đều có tính kháng khuẩn cao dùng làm bài thuốc trị tiêu chảy rất tốt.
Củ riềng
Củ riềng vừa là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn vừa là vị thuốc quý có thể giúp điều trị tiêu chảy khá hữu hiệu, tác động sâu hạn chế việc cơ thể bị mất nước.
Nguyên liệu: Riềng tươi
Cách làm: Riềng tươi rửa sạch thái nhỏ, tán thành bột, pha cùng nước ấm uống ngày 3 lần sau khi ăn. Nếu khó uống, người bệnh có thể trộn bột riềng với mật ong rồi nặn thành viên để dễ uống.
Ngọn rau sam
Dùng lá hoặc ngọn rau sam để nấu cháo ăn có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em vô cùng hiệu quả:
Nguyên liệu: Lá và ngọn rau sam, gạo
Cách làm: Gạo vo sạch đem nấu thành cháo, cho thêm lá và ngọn rau sam thái nhỏ vào nấu cùng rồi đem ra sử dụng. Với người bị tiêu chảy cấp đặc biệt là ở trẻ em có thể ăn cháo rau sam thay cơm hàng ngày.
Cây rau má
Theo đông y rau má có tính mát, vị đắng áp dụng để thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng tốt trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Nguyên liệu: Rau má tươi
Cách làm: Rau má tươi rửa sạch sau đó đem sắc lấy nước, uống nước sắc này ngày 2 -3 lần trước hoặc sau bữa ăn.