Ung thư đại tràng là một căn bệnh phổ biến, đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Dự đoán trong những năm tới, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư đại tràng sẽ tăng nhanh do tình trạng thực phẩm nhiễm bẩn cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều thịt, ít xơ…)
-
Ung thư đại tràng có triệu chứng ban đầu không rõ ràng
Ung thư đại tràng có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào trên đại tràng. Ban đầu từ lớp trong cùng của niêm mạc đại – trực tràng rồi lan dần ra các lớp ngoài thành ruột. Ung thư ở mỗi vị trí lại có triệu chứng khác nhau, điểm chung là có máu lẫn trong phân. Đa số các trường hợp đều phát triển âm thầm trong thời gian dài. Theo nghiên cứu, trên 95% ung thư đại tràng là ung thư tế bào tuyến, bắt nguồn từ tế bào niêm mạc ruột già.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Người bệnh có thể chỉ đau bụng nhẹ hoặc đầy bụng, chướng hơi, tức bụng trước hoặc sau ăn. Với những người ở độ tuổi 45-55, có thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện. Những triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa hoặc trĩ. Do đó, 85% người bệnh khi nhập viện thì ung thư đại tràng đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối.
Triệu chứng ban đầu của ung thư đại tràng không khác biệt so với các bệnh đường ruột khác
Muốn phát hiện ung thư đại tràng sớm cần thử phân. Khi xuất hiện triệu chứng như thay đổi thói quen đại tiện, rối loạn đại tiện, mệt mỏi, đau bụng dưới cần tới cơ sở y tế thăm khám ngay. Với những người trong độ tuổi trung niên từ 45-55 cần đi khám định kỳ thường xuyên, vì đây là loại bệnh rất phổ biến, nguy cơ mắc bệnh cao.
-
Điều trị ung thư đại tràng bằng phẫu thuật và hóa trị
Đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dành cho ung thư đại tràng. Tỷ lệ tử vong của người bệnh lên tới 85%. Nếu phẫu thuật, tỷ lệ sống được thêm 5 năm là 90% (đối với ung thư còn ở trong lòng ruột), 50% với ung thư đã di căn nhưng chưa ăn vào hạch, 30% khi khối u đã ăn vào hạch và 10% khi đã di căn đến gan, phổi…
Biện pháp tối ưu dành cho ung thư đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ khối u và hóa trị. Nếu được phẫu thuật bởi các chuyên gia, rủi ro (mất máu mô liên kết hoặc nhiễm trùng) sẽ giảm 50-60%. Phẫu thuật khi bệnh còn ở giai đoạn đầu thì không cần hóa trị. Nhưng khi đã sang giai đoạn 2, giai đoạn 3 thì người bệnh cần phải hóa trị để tăng khả năng phục hồi. Giai đoạn 4, hóa trị giúp ngăn các tế bào ung thư phát triển. Riêng với ung thư đại tràng, không thể dùng XẠ TRỊ vì có thể gây nhiễm xạ cho các tạng ở ổ bụng.
Trong thời gian gần đây, có một vài loại thuốc mới dùng trong hóa trị ung thư đại tràng đã cho ra kết quả tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn. Ngoài ra, còn có một loại thuốc mang tên Xeloda (Capecitabine) giúp chống di căn tế bào ung thư đại tràng. Liều dùng 2 ngày/lần tại nhà. Nghiên cứu này quả là rất hữu ích cho những người phát hiện bệnh sớm.
-
Thực phẩm ngăn ngừa ung thư đại tràng
Dinh dưỡng hợp lý là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Nên hạn chế đạm động vật, giảm chất béo động vật, tăng đạm thực vật, tăng chất xơ từ rau và trái cây. Ngoài ra, còn có một số thực phẩm rất hữu ích cho phòng ngừa ung thư đại tràng như:
+ Dầu ô liu: dầu oliu chứa zyflamend có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, trong dầu oliu cũng có acid maslinic giúp tăng sinh tế bào và phá hủy tế bào ung thư đại tràng HT29.
Dầu ô liu là một trong những thực phẩm ngừa ung thư đại tràng rất tốt
+ Đậu nành và ngũ cốc họ đậu: đậu nành và các loại đậu rất giàu chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột, ngừa ung thư đại tràng. Đậu nành còn rất giàu đạm toàn tính, các loại axit amin, chất béo, glucose và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Uống sữa đậu nành nguyên chất giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các loại ung thư, bao gồm cả ung thư đại tràng.
+ Cà rốt sống và rau sống: cà rốt và rau sống có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú. Ăn 2 loại thực phẩm này 12 lần một tuần sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng tới 29%, ung thư trực tràng 18%.
+ Các sản phẩm làm từ bơ, sữa: các loại thực phẩm này rất giàu chất béo thực vật, axit linoleic giúp giảm khả năng mắc ung thư đại tràng.
+ Dứa: có chứa CCZ và CCS, tác dụng kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư, hạn chế di căn ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư da.
+ Rau xanh và trái cây khác: bắp cải, cải xoong, lơ xanh và các loại trái cây như táo, lê, mận, đào, kiwi…cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trong đó có nhiều hợp chất kìm hãm các tế bào ung thư phát triển và di căn.
+ Hành, tỏi: chứa allicin, giúp tăng miễn dịch, ngừa ung thư đường tiêu hóa
Theo Tri Thức Trẻ