Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa luôn khiến mẹ hoang mang, lo lắng không biết phải xử lý như thế nào. Nhất là tình trạng này thường xuyên xảy ra và tái đi tại lại liên tục. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng xử lý các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở trẻ, ngăn ngừa tái phát.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
5 nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng, tất cả thức ăn của con từ sữa, cơm, rau củ… đều đảm bảo an toàn nhưng trẻ vẫn bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…
Các chuyên gia tiêu hóa đã chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện: nên dẫn đến trẻ dễ loạn khuẩn đường ruột do bị tác động bởi các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc thích nghi với thức ăn kém.
Hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện: nên khả năng bảo vệ và phục hồi ở trẻ diễn ra chậm chạp, nhất là ở những trẻ ăn sữa ngoài, trẻ đang ăn dặm… thường bị thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột cũng như kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ.
Dùng kháng sinh kéo dài: Việc sử dụng nhiều kháng sinh dẫn đến việc tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Ăn thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ dẫn đến trình trạng khó tiêu
Môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm mang mầm bệnh, không an toàn
Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy
Đây là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Theo thông kê, bình quân mỗi năm trẻ dưới 2 tuổi sẽ bị 2-3 đợt/năm. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm các triệu chứng như nôn ói, sốt, giảm bú, phân có thể lẫn cả nhầy máu.
Táo bón
Táo bón cũng là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, với các biểu hiện như đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, kèm cảm giác đau, khó chịu khi đi vì lượng phân khô, cứng, đôi khi còn có lẫn máu trong phân.
Nôn trớ
Nếu trẻ nôn trớ liên tục, nôn vọt kèm các triệu chứng như sốt, ho, co giật, trướng bụng, đau quặn bụng… thì có thể trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.
Đi ngoài phân sống
Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, thức ăn không được tiêu hóa hết nên nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có các biểu hiện như phân sống, lổn nhổn, hoa cà hoa cải, có khi lẫn nhầy, kèm theo đầy bụng…
Rối loạn tiêu hóa có gây nguy hiểm cho trẻ
Rối loạn tiêu hóa có thể chữa khỏi được và ít khi gây nguy hiểm tính mạng. Song với trẻ em, cha mẹ không nên chủ quan. Nếu như ở người lớn khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể có thể tự phục hồi sau 1-2 ngày thì với trẻ điều này khá khó khăn và tùy thuộc cơ địa từng trẻ.
Nếu không sớm khắc phục đúng cách thì quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy giảm miễn dịch,… Thậm chí việc phát triển trí tuệ về lâu dài của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, trẻ cần được phòng ngừa và phát hiện, điều trị bệnh kịp đúng đắn ngay từ đầu mẹ nhé!
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhờ men vi sinh
Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây bệnh, loạn khuẩn đường ruột. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là ở trẻ sinh non tháng, bú sữa ngoài, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm bổ sung, trẻ suy giảm miễn dịch.
Việc bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh giúp củng cố đường tiêu hóa tốt cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là giải pháp an toàn, hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích.