Phương pháp phòng ngừa bệnh hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích không phải là một bệnh. Nó là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi sự thay đổi chức năng của ruột mà không có bất cứ rối loạn về cấu trúc nào.

Những triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích gồm đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón và chướng bụng, đầy hơi. Sống chung với hội chứng ruột kích thích có thể rất khó khăn vì các triệu chứng thường nặng lên theo thời gian và dẫn tới những tình trạng khác như bệnh trĩ.

Hội chứng ruột kích thích có thể được phòng ngừa theo 2 cách hoặc là phòng tránh các yếu tố nguy cơ hoặc là ngăn ngừa các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Các phương pháp dự phòng hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân chính xác gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được làm rõ, vì vậy, rất khó để phòng tránh. Các yếu tố nguy cơ như độ tuổi, giới tính và di truyền nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Nhưng bạn có thể phòng tránh một số yếu tố nguy cơ khác như stress, rối loạn tâm thần, viêm dạ dày, đau xơ cơ và uống rượu

– Duy trì lối sống lành mạnh, tránh stress và nếu không thể hãy tìm cách giải quyết. Các bài tập thư giãn và kỹ năng kiểm soát stress có thể giúp cải thiện sự tập trung, giảm lo âu và căng thẳng.

– Tránh ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín kỹ hoặc không hợp vệ sinh. Nấu chín thức ăn, rửa tay sạch trước khi ăn và uống nước sạch có thể giúp tránh các nhiễm khuẩn dạ dày và giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

– Hội chứng ruột kích thích có liên quan tới sự thay đổi trong quần thể vi khuẩn có trong ruột. Hầu hết mọi người bị hội chứng ruột kích thích sau khi bị nhiễm khuẩn dạ dày. Nếu gần đây bạn bị nhiễm khuẩn dạ dày, sự cân bằng các vi khuẩn lành mạnh có trong ruột có thể bị phá vỡ. Do vậy, các men vi sinh như các sản phẩm sữa lên men, sữa chua hoặc các chế phẩm bổ sung probiotic có thể giúp ngăn ngừa phát triển hội chứng ruột kích thích.

– Nếu bị đau xơ cơ, bạn dễ có khả năng bị hội chứng ruột kích thích hơn. Có thể tránh điều này bằng cách cố gắng giảm thiểu nguy cơ thông qua ăn những thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa như hoa quả và rau, tránh tình trạng stress. Một số loại thuốc nhất định gồm tramadol và các thuốc chống trầm cảm có thể giảm nguy cơ hội chứng ruột kích thích sau khi bị đau xơ cơ.

– Tác hại của rượu lên sức khỏe đã quá rõ. Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ cao hơn bị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy hãy hạn chế uống rượu. Điều này cũng có lợi cho gan và đời sống tình dục.

Phòng ngừa các triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Một số các rối loạn về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần có thể gây ra hội chứng ruột kích thích. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là tránh các tác nhân khởi phát. Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể là cách lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Cách tốt nhất để tránh các triệu chứng là tránh carbohydrat phức, các loại đậu, hút thuốc và uống rượu.

– Chất xơ trong chế độ ăn có thể có lợi hoặc gây hại cho tình trạng bệnh phụ thuộc vào việc bạn bị táo bón hay tiêu chảy. Theo các hướng dẫn lâm sàng của Viện Quốc gia Sức khỏe và lâm sàng Anh, lượng chất xơ ở người bị IBS nên được điều chỉnh theo các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh. Chế độ ăn chứa ít chất xơ có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng IBS nếu chế độ ăn nhiều carbohydrat làm tăng nguy cơ bị chướng bụng và đầy hơi. Ăn nhiều hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ và rau lá xanh. Nếu bạn bị táo bón hãy tăng cường hấp thu chất xơ. Nhưng cần đảm bảo tăng dần lượng chất xơ vì sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống có thể khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.

– Tốt nhất là bạn cần có sổ nhật ký thức ăn để tìm mối liên quan giữa thực phẩm ăn vào và các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Các tác nhân phổ biến nhất gây hội chứng ruột kích thích nhạy với thực phẩm. Do vậy, trong phần lớn các trường hợp, có thể cần thay đổi thói quen ăn uống. Uống sữa và ăn các sản phẩm sữa có thể có lợi cho một số người. Xem xét sử dụng các men vi sinh vì chúng cũng đực thấy là làm giảm triệu chứng.

– Tránh ăn những thực phẩm cay và thực phẩm giàu chất béo. Những thực phẩm cay dễ kích thích đường ruột và ảnh hưởng xấu hơn tới các triệu chứng tiêu chảy. Những thực phẩm nhiều chất béo không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích mà còn không tốt cho sức khỏe.

– Tránh các thực phẩm và đồ uống khác như cà phê, trà mà bạn nghĩ có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng. Theo hướng dẫn NICE, người bị hội chứng ruột kích thích nên hạn chế các đồ uống chứa caffein dưới 3 cốc mỗi ngày.

– Không ăn quá nhiều: Kiểm soát khẩu phần ăn. Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ hơn trong ngày. Không ăn vào nửa đêm

– Thực hiện lối sống lành mạnh. Thường xuyên tập luyện và ngủ đủ giấc. Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu.

(Theo THS)

Add Comment