Mắc hội chứng ruột kích thích lại tưởng bị ung thư

Cứ 10 người đến khám tiêu hoá thì có 2-3 người bị đau bụng quặn từng cơn, sình hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, và đặc biệt lặp đi lặp lại trong thời gian ít nhất trên 3 tháng. Những biểu hiện này là bệnh hội chứng ruột kích thích nhưng khiến không ít người nhầm tưởng là ung thư.

Người hội chứng ruột kích thích không dám ăn sáng khi đi xa

Triệu chứng quan trọng của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng quặn, thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng tức, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn.

Các triệu chứng hay xảy ra vào buổi sáng, nhất là sau khi ăn điểm tâm, bệnh nhân có cảm giác mắc đi tiêu. Khi đi tiêu xong, cảm giác khó chịu sẽ hết ngay. Do vậy, nhiều người khi chuẩn bị đi xa thường không dám ăn sáng vì sợ phải ngừng xe dọc đường. Mỗi khi đi du lịch xa, điểm tham quan đầu tiên thường là “ngôi nhà hạnh phúc” mang tên… toilet!

Ngoài triệu chứng đau bụng, một số bệnh nhân còn hay bị tiêu chảy, phân lỏng như nước hoặc phân sệt, có thể lẫn với chất nhầy… Có trường hợp đi tiêu lắt nhắt vài lần trong ngày, đi tiêu không hết phân, sau khi đi xong lại có cảm giác muốn đi tiếp nữa. Số khác thì ngược lại, bệnh nhân bị táo bón thường xuyên, từ 3-4 ngày hoặc thậm chí một tuần mới đi tiêu một lần, phân cứng, vón cục, có khi phải rặn hoặc dùng tay để móc phân ra. Có bệnh nhân lại bị tiêu chảy từng lúc xen kẽ với táo bón. Nói chung, hội chứng ruột kích thích biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng quặn kèm theo các rối loạn liên quan đến việc đi tiêu. Ngoài triệu chứng về tiêu hoá, một số bệnh nhân còn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, đau nhức cơ, hồi hộp, đau tức ngực, cảm giác khó thở… Khi đi khám bệnh thường không phát hiện bất thường gì rõ ràng.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Thật ra hội chứng ruột kích thích chỉ là rối loạn chức năng, không có một bệnh hay một bất thường cụ thể nào có thể giải thích tại sao lại xảy ra các triệu chứng và chủ yếu ảnh hưởng trên vận động của đường ruột. Do vậy, nó không gây nguy hiểm, không làm sụt cân hay thay đổi tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Hội chứng này có thể liên quan đến các rối loạn về tâm lý – tâm thần vì thường khởi phát sau một đợt stress, buồn rầu, lo lắng quá mức và các tình trạng tâm lý này có thể làm cho các triệu chứng kéo dài và khó điều trị hơn.

Đây là rối loạn tiêu hoá thường xuyên tái phát, gây phiền toái cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, làm cho họ rất hoang mang, không biết mình bị bệnh gì mà điều trị hoài không dứt. Và chính điều đó thường làm cho bệnh nhân lo lắng, sợ bị ung thư nhất là sau khi nghe tin người thân hay bạn bè vừa mới chết vì bệnh ung thư tiêu hoá nào đó. Bệnh nhân cứ sợ không biết các bác sĩ có bỏ sót bệnh gì không, thế là họ cứ thay đổi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác để mong tìm ra lời giải đáp!

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý: nếu triệu chứng kéo dài quá lâu hoặc khi cảm nhận có sự thay đổi không giống như các triệu chứng ban đầu hoặc có xuất hiện các triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh nặng như: triệu chứng mới xảy ra ở bệnh nhân trên 40 tuổi; bệnh nhân bị chán ăn, sụt cân, thiếu máu, sốt, đi cầu phân lẫn đàm máu, đi tiêu phân dẹt nhỏ hoặc có người thân trong gia đình bị ung thư đại tràng… Những trường hợp này bắt buộc phải nội soi đại tràng và kiểm tra một số xét nghiệm khác như thử máu, thử phân để xác định chính xác bệnh nhằm phát hiện một số bệnh mới phát sinh như viêm loét đại tràng, các ung thư đường tiêu hoá…

Liệu pháp tâm lý cũng là “thuốc” chữa hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào giải quyết các triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng chắc chắn sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuỳ theo bệnh nhân có triệu chứng gì thì sử dụng các thuốc tương ứng để giải quyết, chẳng hạn như khi bị đau bụng thì sử dụng các thuốc giảm đau, chống co thắt; khi bị tiêu chảy thì dùng thuốc cầm tiêu chảy; khi bị táo bón thường xuyên thì dùng các thuốc xổ, nhuận trường…

Người bị hội chứng ruột kích thích rất dễ lo lắng do các triệu chứng thường xuyên tái phát. Vì vậy, bệnh nhân rất cần sự quan tâm, thông cảm và chia sẻ. Họ rất cần lời an ủi, động viên, trấn an và giải thích từ người thầy thuốc. Chỉ cần cho bệnh nhân biết họ không phải bị ung thư là đã trút bỏ gần phân nửa cảm giác bệnh tật. Đôi khi người bệnh cần phải sử dụng thêm một số thuốc chống trầm cảm, giải toả lo âu và một số liệu pháp về tâm lý mới đạt được kết quả điều trị.

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp chấm dứt hội chứng ruột kích thích

 

Cách đơn giản và chữa trị tận gốc hội chứng ruột kích thích  là người bệnh chỉ cần bổ sung đầy đủ lợi khuẩn cho đường ruột. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì đây là loại lợi khuẩn chính trong đường ruột, chiếm 99% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột.

Lợi khuẩn Bifido sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột luôn ở mức (85% lợi khuẩn -15% vi khuẩn gây hại), khi tỷ lệ này duy trì ổn định thì hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh, chấm dứt các rối loạn tiêu hóa.

Đồng thời, lợi khuẩn Bifido chính là nhà máy sản xuất vitamin B (B1, B2 và B12) – nhóm vitamin cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng và là thức ăn của não bộ, giúp giảm các căng thẳng, stress, ổn định hệ trục não ruột.

Bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh là lựa chọn tối ưu nhất cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, các loại men vi sinh hiện nay rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido. Nếu có thì tỷ lệ đưa lợi khuẩn Bifido sống sót xuống đến đường ruột thấp nhất, vì Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit, nên bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi qua đây. Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn loại men vi sinh nào có thể đưa được 90% lợi khuẩn xuống tận đại tràng mới có tác dụng.

Add Comment