Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhờ cắt bỏ polyp sớm

Nguyên nhân chủ yếu của ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ polyp, người có polyp thì  nguy cơ bị ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn, vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang ung thư, cắt bỏ polyp khi nó còn nhỏ là điều nên làm.

Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhờ cắt bỏ polyp sớm 1

Nguy cơ từ những polyp

Đa số ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ lớp trong của đại tràng hay trực tràng, lúc đầu gọi là polyp. Tuy không phải là ung thư nhưng sau này polyp có thể phát triển thành ung thư.
Mặc dù khá phổ biến nhưng chỉ có một số ít polyp biến thành ung thư sau nhiều năm. Các nhà chuyên môn đã tổng kết, một polyp với kích thước khoảng 1 cm thì có tỉ lệ 1/6 biến thành ung thư sau 10 năm. Ung thư biểu mô chiếm 95% ung thư đại trực tràng. Đây là dạng ung thư xuất phát từ các tế bào tuyến nằm bên trong đại trực tràng.

Như vậy, những người có polyp (hay u tuyến) có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn, việc cắt bỏ polyp khi kích thước còn nhỏ có thể ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang ung thư.
Lối sống cũng tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên qua mật thiết giữa lối sống và ung thư đại trực tràng:
Ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.

– Chế độ ăn ít chất xơ đặc biệt là chất xơ từ rau củ, ngũ cốc và hạt nguyên cám.

– Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

–  Ít tập luyện thể dục, thể thao.

– Uống nhiều bia rượu

– Hút nhiều thuốc lá: Nguy cơ mắc ung thư tăng tỉ lệ thuận với số thuốc lá hút mỗi ngày.

Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhờ cắt bỏ polyp sớm 3

Triệu chứng phổ biến

Ở giai đoạn đầu, ung thư đại trực tràng thường không có triệu chứng nổi bật. Trên thực tế, có tới 50% số ca bệnh được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng mà không có triệu chứng gì.
Khi xuất hiện thì triệu chứng lại rất đa dạng, phụ thuộc vào kích thước và vị trí ung thư. Ví dụ:
– Thay đổi hẳn thói quen vệ sinh, khi thì tiêu chảy, khi thì táo bón hoặc xen kẽ giữa hai tình trạng này.

– Phân có máu

– Hay bị khó chịu ở bụng như đau bụng, căng cứng bụng, đầy hơi

– Thường có cảm giác chưa đi vệ sinh hết

– Sút cân một cách rõ rệt mà không có nguyên nhân

Các phương pháp điều trị

Bước quan trọng tiếp theo để kiểm soát ung thư đại trực tràng là xác định bệnh đang ở giai đoạn nào, việc này cho biết mức độ di căn của tế bào ung thư trong cơ thể.

Các bác sĩ sẽ dựa vào kích thước khối u, các hạch có ung thư không và ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể (như gan) ngoài vị trí nguyên phát chưa để xác định giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng dựa. Giai đoạn I là giai đoạn ung thư sớm nhất và giai đoạn IV là giai đoạn tiến triển nhất khi ung thư đã di căn ra các bộ phận khác của cơ thể.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để áp dụng cho ung thư đại trực tràng. Thông thường bao gồm:

– Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ các mô có tế bào ung thư và mô/hạch xung quanh. Bác sĩ có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi qua ổ bụng (phẫu thuật ít can thiệp)
– Hóa trị: sử dụng các thuốc chống ung thư nhằm làm giảm hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được truyền qua đường máu và có khả năng tác động đến toàn bộ tế bào ung thư trong cơ thể.

– Điều trị đích: Với một số trường hợp bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã di căn được áp dụng phương pháp điều trị đích sinh học, gồm các lọai thuốc hoặc các chất nhằm ngăn chặn sự phát triển và di căn của tế bào ung thư bằng cách can thiệp phân tử tới quá trình phát triển và di căn của khối u.

– Xạ trị: dùng các tia năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ tác động tới các tế bào ung thư trong vùng điều trị.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải phụ thuộc vào một số yếu tố như: giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Theo thaythuoccuaban

Add Comment