Đau dạ dày nên ăn rau gì?

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại rau lại chứa lượng lớn carbohydrate, chất xơ không hòa tan gây khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho dạ dày. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì?

1. Bắp cải
Bắp cải chứa nhiều vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe. Trong bắp cải có chứa vitamin U – chất có khả năng chống viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit trong dịch vị.

2. Măng tây

Đau dạ dày nên ăn rau gì?
Chứa hàm lượng chất xơ phong phú, vitamin P, C, mannan, arginine dồi dào. Đây đều là những chất có khả năng gia tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit. Nên chọn mầm non của măng tây để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất.

3. Đậu rồng
Các chất gluxit, protit có trong loại rau này có khả năng tiết chất nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, B1, B5, B6, các chất khoáng như sắt, chất xơ cũng đặc biệt hữu ích đến sức khỏe nói chung.

4. Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh có thành phần là các vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… từ đó giúp hạn chế tình trạng tiết dịch vị trong dạ dày. Cải bẹ xanh giúp ổn định hệ tiêu hóa, chữa chứng khó tiêu, hạn chế tình trạng tăng tiết axit, kích thích đường ruột, phòng ngừa xuất huyết dạ dày…

5. Lá mơ

Đau dạ dày nên ăn rau gì?
Lá mơ tuy có mùi vị khá kén chọn người ăn nhưng loại rau này rất bổ dưỡng, đặc biệt là những người đau dạ dày. Lá mơ có các thành phần chính là vitamin C, carotene, tinh dầu, và các protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm. Loại lá này còn hỗ trợ phân giải các protein và giúp cơ thể hấp thu chúng nhanh chóng.

6. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin, đồng thời còn có các vitamin A, C, K, vitamin B6, folate…..

Người bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau súp lơ xanh vì trong súp lơ xanh có chứa sulforaphane, là một hoạt chất kháng viêm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) –nguyên nhân chính gây viêm loét và trào ngược dạ dày. Một số tác dụng khác của súp lơ xanh là phòng ngừa táo bón, bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

7. Rau muống
Rau muống giàu chất xơ và nước nên rất tốt để làm sạch hệ tiêu hóa. Những ai thường bị táo bón nên ăn nhiều rau muống. Trong rau muống chứa nhiều photpho và sắt rất tốt cho dạ dày. Một số nghiên cứu cũng cho rằng, ăn nhiều rau muống sẽ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và đau dạ dày.

Add Comment