Chữa đầy bụng khó tiêu cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, các bà bầu rất khó tránh khỏi tình trạng đầy bụng khó tiêu, táo bón và các vấn đề về tiêu hóa khác.

Ngoài ra, việc dùng thuốc cũng là điều không thể, do có sự ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy đâu là phương án giải quyết cho tình trạng này?

  1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng, khó tiêu phần lớn là do ăn uống chưa hợp lý, dẫn đến khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Thời gian kéo dài sẽ gây ra trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn khi thức ăn đưa vào.

Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai khiến progesterone tăng, làm giảm vận động của các van nối dạ dày và thực quản, dẫn đến thức ăn không thể đẩy ra ngoài, cản trở hoạt động hệ tiêu hóa, gây ra đầy hơi, khó tiêu.

day-bung-kho-tieu-01

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng hay gặp ở bà bầu

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác biếng ăn, mất ngon, khiến lượng dinh dưỡng hấp thu giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

  1. Chữa trị chứng đầy bụng khó tiêu ở bà bầu

Chế độ ăn uống hợp lí

Ăn uống thời kỳ mang thai rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng thời điểm này, các bà mẹ cũng phải kiêng cữ quá mức, dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng không đều, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sự phát triển của thai nhi.

Nên chia thành 6 bữa ăn phụ mỗi ngày, không ăn nhiều cùng lúc. Trong khẩu phần ăn cần có đủ đạm, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là phải nhiều chất xơ để đường ruột tiêu hóa tốt, tránh táo bón.

Ăn đúng khoa học, ăn chậm, nhai kỹ, tránh nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây đầy hơi, chướng bụng. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm dầu mỡ, thức ăn khó tiêu, nước uống có cồn và có ga, có caffein…

day-bung-kho-tieu-02

Bà bầu nên tránh xa thuốc lá và các loại đồ uống có chứa cồn hoặc caffein

Nghỉ ngơi hợp lí

Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi. Ức chế thần kinh làm tăng cortisol. Cortisol lại làm ức chế phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, tăng pepsin và axit Hcl, gây nên đầy bụng, khó tiêu.

Giai đoạn mang thai làm thay đổi hình thể, tâm lý và nội tiết. Các bà bầu trong giai đoạn này thường cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, suy nghĩ linh tinh, thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.

Bà bầu cũng cần quan tâm đến chế độ nghỉ ngơi. Cần thường xuyên thư giãn, tham gia vào các hoạt động cộng đồng, hoạt động câu lạc bộ để tránh cảm giác buồn chán, mệt mỏi. Bà bầu cũng không nên làm việc nặng hay thức khuya nhiều.

Khi mang thai, các mẹ cũng phải chú ý đến tư thế ngủ. Nên kê gối cao để giảm bớt chứng đầy hơi. Tuyệt đối không nằm ngay sau khi vừa ăn xong. Nên đi bộ nhẹ nhàng để tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cũng như giúp cho việc sinh nở sau này dễ dàng hơn.

Khi mắc phải chứng đầy hơi, khó tiêu, vì không thể dùng thuốc nên các mẹ có thể lấy lá tía tô sắc nước uống hàng ngày.

Theo SKĐS

Add Comment