Bệnh Crohn và thông tin cần phải biết

Bệnh Crohn (viết tắt IBD) gây viêm loét thành ruột đường tiêu hóa, chảy máu. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người trẻ.

Bệnh gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh Crohn

Vi sinh vật gây bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng)

benh-crohn-01

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Chế độ ăn uống bất hợp lý, hút thuốc, ô nhiễm môi trường, hóa chất, bụi bặm

Một nguyên nhân chưa được xác định chắc chắn nhưng có khả năng gây bệnh là: hệ miễn dịch bị tổn thương, khả năng đáp ứng kháng thể kém, không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh Crohn

Bệnh Crohn biểu hiện đa dạng, có thể xuất hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột, không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Một số trường hợp người mắc bệnh đột nhiên không thấy có triệu chứng gì do bệnh đã thuyên giảm.

Bệnh có hai loại: cấp tính và mãn tính

– Cấp tính: đau bụng, đặc biệt là vùng hố chậu phải. Cơn đau này dễ nhầm với đau ruột thừa, sỏi niệu quản, viêm đại tràng mạn tính. Ở nữ giới có thêm các cơn đau u nang buồng trứng hoặc chửa ngoài tử cung cũng giống với Crohn.

Các cơn đau bụng xảy ra sau ăn, kèm cảm giác muốn đại tiện. Khi đại tiện xong, bụng giảm đau hoặc hết. Đi ngoài phân lỏng, có lẫn máu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có cảm giác buồn nôn, nôn.

– Mạn tính: kéo dài trên 2 năm. Biểu hiện: bụng đau âm ỉ, mệt mỏi, da xanh, chán ăn, thiếu máu, gầy sút, rối loạn tiêu hóa kéo dài, mất nước, mất điện giải, thiếu dưỡng chất.

benh-crohn-02

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là các cơn đau, đặc biệt ở vùng hố chậu phải

Bệnh Crohn có thể gây: suy dinh dưỡng, thiếu máu, thủng ruột, gây rò vào bàng quang, rò từ hồi tràng vào đại tràng. Crohn cũng gây ra tác hại cho các bộ phận khác như: viêm mắt, viêm khớp, viêm da, sỏi mật, sỏi thận…). Khi đã mãn tính, bệnh có thể gây loãng xương.

Vì rất dễ nhầm với các bệnh khác nên chẩn đoán Crohn nhất định phải dựa trên kết quả cận lâm sàng. Do đó, cần làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp Xquang, nội soi, cắt lớp, chụp cộng hưởng.

Điều trị và phòng ngừa bệnh Crohn

Để điều trị , bác sĩ cần phải xác định chính xác nguyên nhân, vị trí tổn thương, mức độ. Sau đó đưa ra phương án điều trị cụ thể như phẫu thuật hoặc dùng thuốc.

Đối với người bệnh, khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy lẫn máu, buồn nôn, nôn trong thời gian dài, có kèm sốt, thì cần phải đi khám ngay. Không được tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc điều trị khi không có chuyên môn y học.

Quan trọng nhất là phải phòng bệnh ngay từ hôm nay: ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây có chất xơ, tốt cho việc tiêu hóa. Hạn chế sử dụng rượu ia, chất kích thích. Không hút thuốc, bởi hút thuốc sẽ làm gia tăng bệnh Crohn. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, giảm tải áp lực, căng thẳng, stress bằng cách chăm tập thể dục thể thao, đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch.

Theo BS. Việt Thanh

Add Comment