Trong cơ thể trẻ luôn sản sinh đầy đủ các enzyme tiêu hóa cần thiết, tuy nhiên có 3 yếu tố suy giảm hệ tiêu hóa phổ biến ở trẻ do cơ thể trẻ còn non nớt, chưa sản sinh được nhiều các loại enzyme hay trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe như: trẻ vừa ốm dậy, trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Yếu tố suy giảm hệ tiêu hóa đầu tiên ở trẻ là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Dù cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ giống như người lớn, nhưng ở độ tuổi của trẻ nhỏ (từ 0 – 3 tuổi) hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Do đó, nếu không biết chăm sóc, trẻ sẽ rất dễ gặp phải các tình trạng như: rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu thậm chí kém hấp thu.
Dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện vẫn đang ở trạng thái nhão. Còn vị trí dạ dày lại nằm ở vị trí cân bằng nên khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Hoạt động tiết dịch vị của trẻ giống cơ chế với người lớn nhưng lớp niêm mạc dạ dày tiết axit clohydric cũng như enzym lại chưa hoàn chỉnh nên trẻ thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, khó hấp thu dưỡng chất.
Bên cạnh đó, thành ruột và niêm mạc ruột của trẻ còn quá mỏng nên dễ bị tổn thương do thức ăn gây ra, dẫn đến trẻ kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Đây là yếu tố suy giảm hệ tiêu hóa thứ hai ở trẻ. Chính bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các mẹ cần có một chế độ ăn hợp lý, khoa học nhất cho con, đặc biệt là khi cho trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoặc dễ gây ngộ độc. Đây là yếu tố thứ 2 suy giảm hệ tiêu hóa ở trẻ.
Đối với trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi, mẹ cần lưu ý bổ sung cho con đầy đủ 8 nhóm thực phẩm chính và 3 bữa chính cần đảm bảo đầy đủ 5 trong số 8 nhóm thực phẩm này.
Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi, ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ cần cung cấp cho trẻ các bữa phụ với thực đơn bao gồm: hoa quả tươi, nước trái cây, sữa chua hoặc sữa,…
Sử dụng thuốc kháng sinh
Ngày nay, với những lợi ích mà thuốc kháng sinh đem lại cho sức khỏe của trẻ, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, điều trị bệnh. Tuy nhiên một số bậc phụ huynh có thói quen lạm dụng thuốc, chỉ cần con húng hắng ho, sốt nhẹ là quyết định cho con dùng thuốc kháng sinh mà chưa cần hỏi bác sĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như không đúng bệnh có thể khiến cho tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ bị giảm sút nghiêm trọng.
Kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn có hại mà nó còn có khả năng “giết chết” các lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa của trẻ, từ đó gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường, tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn được cân bằng ở mức 85% – 15%, khi sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây ra loạn khuẩn đường ruột, giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu, đồng thời cũng có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn của trẻ. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh đúng cách cũng là cách giúp con tránh khỏi các bệnh loạn khuẩn ruột, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Những yếu tố suy giảm hệ tiêu hóa ở trẻ kể trên dù không quá xa lạ, tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ tiêu hóa của con. Hãy luôn chắc chắn rằng hệ tiêu hóa của trẻ đủ khỏe để bảo vệ sự phát triển toàn diện của bé. Để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất cũng như trí tuệ, trước tiên mẹ hãy để trẻ khỏe từ bên trong với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh vững vàng.